Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ vùng sản xuất trọng điểm

Thứ năm, 21/03/2024 07:03

TMO - Tỉnh Tiền Giang đầu tư làm 7 cống ngăn mặn trên đầu các kênh, rạch thông ra sông Tiền nhằm phòng, chống triều cường và xâm nhập mặn, trữ ngọt phục vụ cho các vùng sản xuất trọng điểm.  

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, các điểm đo mặn cố định trên sông Tiền đều cho thấy độ mặn tăng cao. Cụ thể, trong ngày 19/3, tại điểm đo phà Tam Bình (huyện Cai Lậy), độ mặn là 0,21 gr/lít, tăng 0,06 gr/lít so với ngày hôm trước; tại điểm đo phà Thới Lộc (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy), độ mặn là 0,16 gr/lít, tăng 0,11 gr/lít so với ngày hôm trước. Tại đầu các kênh, rạch thông ra sông Tiền trên đường tỉnh 864, tỉnh đã cho đóng các cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành, Cầu Cống, Rạch Gầm, Phú Phong, Cây Cồng, Hai Tân; còn hai cống Mù U, Cái Sơn trên địa bàn huyện Cai Lậy đang vận hành lấy nước ngọt khi có điều kiện.

Nhằm ứng phó hạn mặn, bảo vệ các vùng sản xuất trọng điểm tại địa phương, trong mùa khô năm 2023 - 2024, tỉnh Tiền Giang đã cơ bản hoàn thành, đưa vào vận hành các cống ngăn mặn trên đầu các kênh, rạch thông ra sông Tiền có tổng kinh phí đầu tư trên 1.380 tỷ. Trong đó, cống Nguyễn Tấn Thành tại đầu kênh Nguyễn Tấn Thành thông ra sông Tiền có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt bảo vệ gần 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt ổn định cho gần 1,1 triệu người dân vùng Đồng Tháp Mười và Dự án Bảo Định của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An.

Bên cạnh đó, 6 cống ngăn mặn còn lại tại đầu các kênh, rạch ra sông Tiền kết hợp hoàn thiện tuyến đê dọc sông Tiền đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt trong mùa khô năm 2023 - 2024 phục vụ vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh tiếp giáp sông Tiền: sầu riêng, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sa pô chê…, trong đó có trên 20.000 ha sầu riêng xuất khẩu giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, phục vụ bơm tát chống hạn, bảo vệ cây trồng, các địa phương trong tỉnh còn thi công 242 công trình thủy lợi, nạo vét kênh, mương nội đồng với tổng chiều dài trên 355.000m và khối lượng đất đào đắp lên đến gần 1,1 triệu m3.

Tiền Giang đầu tư làm 7 cống ngăn mặn trên đầu các kênh, rạch thông ra sông Tiền nhằm phòng, chống triều cường và xâm nhập mặn. Ảnh: MĐ. 

Đầu tháng 3/2024, đơn vị quản lý đã cho vận hành đóng cống âu Nguyễn Tấn Thành tại đầu kênh Nguyễn Tấn Thành do độ mặn đang tăng cao phía sông Tiền, không để xâm nhập vào nội đồng gây hại. Đồng thời, 06 cống ngăn mặn tại đầu các kênh, rạch thông ra sông Tiền còn lại cũng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng ngay từ đầu mùa khô năm 2023 - 2024, sẵn sàng vận hành đóng ngăn triều cường và xâm nhập mặn, bảo vệ các vùng trọng điểm kinh tế vườn phía Tây tỉnh khi cần thiết.

Trong trường hợp diễn biến triều cường và xâm nhập mặn phức tạp trong những ngày tới đe dọa vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản các huyện, thị phía Tây, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai phương án đắp 03 đập thép tại đầu các sông: Trà Tân, Ba Rài và Phú An thông ra sông Tiền nhằm ngăn không cho nước nhiễm mặn xâm nhập vào nội đồng đồng thời trữ ngọt, phòng, chống hạn, đảm bảo sản xuất.

Huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy cũng đang triển khai nhanh các phương án ứng phó triều cường và xâm nhập mặn; chú trọng gia cố, tôn cao bờ bao, đê bao ngăn mặn, kết hợp trữ ngọt trong ao mương vườn; vận động người dân ra quân làm thủy lợi nội đồng trữ nước để phòng, chống hạn mặn, kết hợp với giữ vệ sinh nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

Để bảo vệ 15.700ha vườn cây ăn trái, tập trung tại các xã phía Nam Quốc lộ 1, trong đó có hơn 9.000ha vườn chuyên canh sầu riêng, huyện Cai Lậy đã đầu tư gần 5,5 tỷ đồng nạo vét 45 tuyến kênh mương nội đồng, tổng chiều dài trên 46.000m, khối lượng đất đào đắp trên 157.000m3, để lấy nước tưới tiêu, phòng chống hạn. Địa phương cũng đắp 10 đập ngăn mặn, sửa chữa 44 cửa cống, thi công 8 cống mới, tổ chức các điểm đo mặn, tuyên truyền nhân dân chủ động ứng phó hạn mặn, bảo vệ sản xuất và đời sống. Huyện Cai Lậy còn triển khai phương án vận hành 17 giếng nước tầng sâu dự phòng đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, phòng chống hạn mặn, bảo vệ vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản tại địa phương.  

Đắp đập ngăn mặn tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 

Tại thị xã Cai Lậy, trong trường hợp hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, địa phương tổ chức bơm chuyền, chống hạn, bảo vệ khoảng 300ha cây ăn quả, chủ yếu là cây sầu riêng tại các xã Phú Quí, Nhị Quí và vùng lân cận. Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, từ nay đến tháng 8/2024, dự báo trên sông Tiền còn xuất hiện khoảng 4 đợt triều cường. Trong số đó, đợt triều cường từ ngày 9 đến 12/4, mực nước sẽ cao hơn báo động 3. Tại các đợt triều cường còn lại, mực nước ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn báo động 3. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân các huyện, thị nói chung, vùng phía Tây tỉnh nói riêng cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng nguồn nước, mực nước, độ mặn trên kênh, rạch và trong nội đồng, nhằm kịp thời ứng phó hữu hiệu, quyết tâm bảo vệ an toàn các vùng sản xuất trọng điểm.

Dự báo, xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 24-28/3. Các chuyên gia khuyến cáo, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Theo đó,  từ ngày 21-31/3,xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đến giữa tuần sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2023. Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 70-90km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 50-57km; Sông Hàm Luông: 50-60km; Sông Cổ Chiên: 40-50km; Sông Hậu: 40-47km; Sông Cái Lớn: 40-45km.

Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3 (từ ngày 24-28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4 (từ ngày 24-28/3 và từ ngày 8-13/4, từ 22-28/4).

Cảnh báo, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Ngoài ra, độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

 

 

Lê Điệp 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline