Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 18:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Thứ hai, 03/07/2023 12:07

TMO - Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Tỉnh Cao Bằng đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu nhất là đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Những năm gần đây thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm, rét hại, giông, lốc, mưa to gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, tàn phá nghiêm trọng các loại cây trồng và tài sản của người dân. Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, xảy ra tình trạng hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao bất thường; xuất hiện nhiều đợt nắng nóng gay gắt không những ảnh hưởng lớn đến dân sinh, kinh tế - xã hội mà còn gây thiếu hụt trầm trọng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. 

Theo thống kê của ngành NN&PTNT, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hạn hán cục bộ, nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và lũ cục bộ gây thiệt hại về tài sản, hoa màu 6,8 tỷ đồng. Cụ thể, hơn 2.000 hộ dân vùng cao Lục Khu (Hà Quảng) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng; 1.516 nhà ở bị tốc mái, hư hỏng do lốc, mưa đá; 682 ha hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày bị đổ, gãy do lốc, mưa đá; 11.464 ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, trong đó 79 ha lúa, 11.385 ha hoa màu, 144,54 ha đất trồng lúa không gieo cấy được phải chuyển đổi sang trồng các loại cây hoa màu, nhiều công trình hạ tầng cơ sở bị hư hỏng… 

Toàn tỉnh hiện có trên 3.600 công trình thủy lợi; khoảng 4.565 km kênh mương, 57,63% kênh mương đã kiên cố; 80 trạm bơm, còn lại là kênh mương, đập, phai tạm. Đối với 23 hồ chứa nước do cấp tỉnh quản lý chỉ có 5/23 hồ đạt dung tích thiết kế, 9/23 hồ chứa đạt dung tích từ 69 - 96%, còn lại 9 hồ chứa dung tích nước đạt thấp.

Theo dự báo, nắng nóng và khô hạn thời gian tới tiếp tục gây ra nhiều bất lợi cho lĩnh vực nông nghiệp. Các trạm bơm vận hành khó khăn do mực nước không đảm bảo; nhiều diện tích sản xuất vụ hè thu, nhất là đối với cây lương thực khó khăn trong việc duy trì đảm bảo nước tưới theo kế hoạch. Bên cạnh việc thiếu nước tưới tiêu còn có nguy cơ xuất hiện và bùng phát các loại sâu bệnh hại cây trồng như dịch châu chấu, sâu keo và các dịch bệnh khác.

Thời tiết cực đoan nắng nóng, mưa đá, lũ ống, lũ quét trong mùa hè tiếp tục ảnh hưởng, khiến nhiều diện tích cây trồng bị đổ, gãy, ngập úng, cuối trôi; các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất bị hư hỏng gây thiệt hại lớn. Đối với chăn nuôi, mùa nắng nóng cũng thường bùng phát các dịch bệnh lở mồm long móng, tai xanh, viêm da nổi cục, nhiệt thán, dịch tả, thương hàn, cúm gia cầm...

Ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động thích ứng với BĐKH. 

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Cao Bằng, vụ Đông Xuân trên địa bàn tình diễn ra trong diễn biến phức tạp đầu năm rét đậm, rét hại, giữa vụ thời tiết nắng nóng khô hạn, kèm theo mưa đá và dông ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng và sinh trưởng của cây trồng nên một số diện tích gieo trồng không đạt so với kế hoạch giao như: Mía, sắn; đỗ tương; lạc… Bên cạnh đó việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản khó khăn; đặc biệt đối với cây trồng xuất khẩu như cây thạch đen, dẫn đến diện tích trồng đạt thấp. C

ông tác kiểm tra, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phạm vi và mức độ gây hại của dịch hại trên địa bàn tỉnh trong vụ Đông Xuân: Do thời tiết diễn biến phức tạp tình hình dịch hại gây hại phát sinh thêm các đối tượng dịch hại như: Dế mèn, Bọ ban miêu… hại trên cây ngô; Sâu róm xanh hại trên cây Trúc; Bệnh chết héo phát sinh gây hại trên cây Keo… so với năm 2022 không có. Mức độ gây hại của các đối tượng gây hại nhẹ - TB, tỷ lệ, mật độ sâu bệnh hại thấp hơn so với cùng kỳ, những diện tích nhiễm đã được người dân chủ động phòng trừ nên những diện tích nhiễm cơ bản phòng trừ kịp thời không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển và năng suất của cây trồng.

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT thành lập các đoàn kiểm tra nắm tình hình sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại, bàn phương án, giải pháp ứng phó với BĐKH; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; đưa các loại giống cây trồng có khả năng chịu hạn cao vào sản xuất; chuyển đổi những diện tích trồng lúa thường xảy ra thiếu nước sang trồng các loại cây hoa màu, cây ăn quả; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.

Hướng dẫn các đơn vị, địa phương đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; chú trọng điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý, triển khai tưới luân phiên và tiết kiệm nước; kịp thời sửa chữa, nạo vét kênh mương, tránh tình trạng thất thoát, rò rỉ và đảm bảo nước tưới tiêu. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh BĐKH tác động ngày một gay gắt, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn, địa phương thực hiện tốt mục tiêu, giải pháp nhằm đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ vững tốc độ tăng trưởng GDP các lĩnh vực của ngành NN&PTNT, giảm thiểu thiệt hại từ BĐKH và rủi ro thiên tai. 

Đối với lĩnh vực trồng trọt tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang các loại cây trồng hàng hóa có thể mạnh, thích ứng với BĐKH, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp tăng hiệu quả sử dụng đất canh tác. Chú trọng đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, hiệu quả, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi, sâu, bệnh hại để phát triển chuỗi giá trị nông sản có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với lợi thế so sánh, thị trường và thích ứng cao hơn với BĐKH. Tập trung phát triển các loại cây ăn quả, cây đặc hữu có giá trị kinh tế cao của địa phương; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với cây trồng hàng hóa có lợi thế của địa phương để hạn chế rủi ro từ BĐKH.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi thích ứng với BĐKH và rủi ro thiên tai, dịch bệnh; kết hợp giữa chọn tạo các giống vật nuôi bản địa và giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường. Thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi công nghiệp hàng hóa. Khuyến khích phát triển chăn nuôi từ quy mô nông hộ nhỏ lẻ sang phát triển chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại an toàn sinh học; làm tốt công tác tiêm phòng vắc xin, kiểm soát và xử lý dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. 

Ngành Nông nghiệp phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi trong điều tiết, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. 

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, Thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp gắn với ứng phó với BĐKH; đề xuất các cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm đảm bảo việc triển khai hiệu quả, đúng tiến độ; tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. UBND các huyện, Thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành NN&PTNT.

Chủ động đề xuất UBND tỉnh thực hiện lồng ghép, tích hợp các nội dung thích ứng với BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nông, lâm nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đề ra kế hoạch, giải pháp sử dụng đất nông nghiệp gắn với quy hoạch sản xuất tập trung; sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH; khắc phục kịp thời những thiệt hại, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng hằng năm.

Đối với nhiệm vụ chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh năm 2023, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố: Tổ chức tuyển truyền, hướng dẫn cho người dân thực hiện các biện pháp tích, trữ nước, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm nước, điện triệt để, chống thất thoát, lãng phí nước. 

Chủ động kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các ao, hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để xây dựng kế hoạch vận hành từng hệ thống công trình thuỷ lợi, hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện; xác định cụ thể vùng đảm bảo tưới, vùng có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước để cảnh báo nhân dân tổ chức sản xuất, nuôi trồng cho phù hợp; xây dựng kế hoạch sử dụng và điều tiết nước hợp lý, ưu tiên cấp nước sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, nước uống cho gia súc, gia cầm và nước tưới cho cây trong lâu năm có giá trị kinh tế cao khi xảy ra hạn hán. Đối với những khu vực thường xuyên thiếu nước trong mùa khô thì phải thực hiện ngay các biện pháp tăng cường tích, trữ nước ở các lu, bề, ao, hồ có sẵn.

Thực hiện tạo vét kênh mương, cống, cửa lấy nước, đào ao trữ nước, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, kéo dài đường ống dẫn nước để tận dụng tối đa nguồn nước nhằm giảm thất thoát, lãng phí; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. Chủ động xây dựng phương án và thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân, nhất là dối với vùng Lục khu huyện Hà Quảng và các vùng cao khác trong tỉnh thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt.

Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt tự kiểm tra công trình, phát hiện thay thế các thiết bị hư hỏng, sửa chữa hạng mục xuống cấp để có phương án vận hành công trình phù hợp đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô. Chủ động bố trí, sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước. Báo cáo tình hình nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng hợp tình linh nguồn nước, ảnh hưởng của hạn hạn, thiếu nước đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của các huyện, thành phố; chủ động phối hợp với các địa phương, sở, ngành đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ các địa phương trong thực hiện các giải pháp phỏng, chống hạn hán, thiếu nước theo quy định. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước; chỉ đạo triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trống, bố trí cơ cấu giống, thời vụ, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước tưới. Thực hiện các giải pháp để tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước, kịp thời điều chỉnh phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước nhằm bảo đảm tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

 

 

T. Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline