Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 14:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Ứng dụng công nghệ trong giám sát, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt

Thứ bảy, 07/09/2024 07:09

TMO - Trước những thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng do thiên tai như sạt lở, lũ quét, ngập lụt gây ra, ngành Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý hạ tầng giao thông, giám sát, đưa ra cảnh báo sớm tình trạng sạt lở, ngập lụt, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân trong khu vực.  

Tại tỉnh Quảng Ngãi, thiên tai xảy ra trong 10 năm (2013 - 2023) đã làm 62 người chết và mất tích, 267 người bị thương và hàng loạt cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị hư hại. Tổng giá trị thiệt hại về kinh tế đến năm 2023 là hơn 10.000 tỷ đồng. Quảng Ngãi cũng là một trong số những tỉnh thành trên cả nước liên tục xảy ra tình trạng sạt lở đất gây vùi lấp nhiều tuyến đường, nhất là trên địa bàn các huyện miền núi.

Trước thực trạng trên, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân khi tham gia giao thông, thông qua phần mềm Govone.vn, ngành GTVT tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều giải pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về hạ tầng giao thông và người dân đi đường. Nhờ đó, công tác nhận diện, sớm đưa ra cảnh báo, giải pháp khắc phục nhằm bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng và đảm bảo an toàn cho người dân ngày càng đem lại hiệu quả cao.

Thông tin từ Lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ngãi, để quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ ủy thác, đơn vị đã tích cực sử dụng phần mềm Govone.vn phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là giải pháp phần mềm tích hợp các công nghệ bản đồ số (GIS), công nghệ di động, công nghệ điện toán đám mây nên từ khi ứng dụng đã hiện đại hóa công tác quản lý, bảo trì các công trình giao thông trên địa bàn.

Đơn cử như trong quá trình cán bộ thực hiện tuần đường đi dọc theo tuyến đường được giao, chỉ cần thông qua phần mềm Govone.vn, cán bộ tuần đường sẽ cập nhật các diễn biến từng vị trí trên thiết bị di động. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin sạt lở, lực lượng chức năng sẽ xác định chính xác vị trí và đặt biển cảnh báo cho người dân.

Đặc biệt, thông tin từ thiết bị di động của cán bộ tuần đường sẽ được cập nhật về máy chủ của Sở GTVT Quảng Ngãi. Từ đó, lãnh đạo Sở GTVT và người quản lý có thể nắm bắt các điểm ngập lụt, tình trạng hư hỏng, sạt lở ngay trên bản đồ số để đưa ra các cảnh báo đến người dân một cách nhanh nhất nhằm  đảm bảo an toàn cho Nhân dân khi tham gia giao thông.

Người dân tỉnh Quảng Ngãi đi qua điểm sạt lở rất khó khăn do lượng đất đá lớn tràn xuống lòng đường. (Ảnh minh hoạ).

Theo chia sẻ của một số người dân huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), trước kia khi muốn biết được thông tin điểm sạt lở để phòng tránh, người dân phải gọi điện cho người quen sống dọc theo cung đường cần đi để dò thông tin có điểm sạt lở hay nguy cơ sạt lở không. Tuy nhiên từ ngày có phần mềm cảnh báo, Sở GTVT cập nhật thông tin thường xuyên nên người dân biết được thông tin điểm sạt lở nhanh chóng, kịp thời. Người dân đi trên các tuyến đường cũng thấy an tâm hơn nhất là trong mùa mưa lũ, đồi núi dễ bị sạt lở đất, đá. 

Đặc biệt, từ khi có phần mềm Govone.vn, việc cập nhật diễn biến các vị trí sạt lở, nước tràn đường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân và cả những cán bộ làm công tác tuần đường. Theo chia sẻ của một số cán bộ, trong hơn 10 năm thực hiện công tác tuần đường tại các tuyến ở miền núi Quảng Ngãi như tỉnh lộ 626, tỉnh lộ 623, tỉnh lộ 628…, trước kia, vào những ngày mưa gió người làm công tác tuân đường phải chạy xe “rong ruổi” khắp các tuyến đường được giao phụ trách để kiểm tra, cảnh báo về sạt lở, mưa lũ… Tuy nhiên, do một số nơi đồi núi cao, sóng điện thoại chập chờn thậm chí là mất sóng nên việc thông tin về điểm sạt lở, ngập lụt rất hạn chế. Để có cảnh báo sớm nhất đến người đi đường cũng như báo về cơ quan, cán bộ tuần đường phải tìm điểm có sóng điện thoại để thông tin. 

Từ khi có phần mềm Govone.vn, việc cập nhật diễn biến các vị trí sạt lở, nước tràn đường… rất thuận lợi. Cụ thể cán bộ tuần tra đường chỉ cần bấm vào định vị có sẵn trên màn hình điện thoại chụp gửi về là có thể thông tin đầy đủ tình trạng để lãnh đạo báo cáo Sở GTVT. Từ đó, sẽ cử lực lượng đưa thiết bị cơ giới, nhân lực đến xử lý thông xe  nhằm giúp giao thông đi lại thông suốt. Đặc biệt, khi có cảnh báo sớm, đơn vị sẽ cử lực lượng ở hai đầu điểm sạt lở cắm tạm biển cảnh báo để người dân tham gia giao thông trên tuyến nắm bắt không đi lại nhằm tránh bị sạt lở đe dọa đến tính mạng và tài sản.

Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát sạt lở, sụt lún dọc các tuyến đường giao thông là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, và cũng là giải pháp khắc phục sớm nhất tình trạng sạt lở, hư hỏng hạ tầng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Dự báo năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, các cấp, các ngành và người dân tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và cả nước nói chung cần chủ động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tuyệt đối không lơ là, chủ quan nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, góp phần giảm nhẹ rủi ro về người và tài sản do thiên tai gây ra.

 

Mỹ Hoa

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline