Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 22/02/2025 14:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ bảy, 22/02/2025

Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý phế thải nông nghiệp

Thứ bảy, 25/12/2021 14:12

TMO - Nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học, người nông dân đã hạn chế được việc đốt gốc rạ sau thu hoạch, góp phần giảm ô nhiễm mô trường và tạo ra nguồn dinh dưỡng tốt cho đất đai.

Tiêu biểu cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Hưng “thủ phủ” lúa của tỉnh Long An đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quá trình xử lý gốc rạ ngay trên ruộng đồng bằng chế phẩm sinh học.

Từ khi được nhà nước đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi, bà con huyện Tân Hưng đã canh tác được 3 vụ lúa/ năm. Bên cạnh nguồn lợi về kinh tế, việc tăng số vụ sản xuất đã tạo ra áp lực trong xử lý gốc ra sau khi hoạch. Trước đây, khi chưa áp dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ, bà con thực hiện đốt nhanh ngay trên cánh đồng nhà mình. Điều này đã khiến cho đất ruộng trở nên cằn cõi và ô nhiễm không khí môi trường gia tăng

Thấy được những bất cập trên, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tân Hưng đã chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn bà con thực hiện ủ gốc rạ nhằm tạo ra lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho mùa tới. Toàn bộ quy trình kỹ thuật đặc biệt là khâu pha chế lượng chế phẩm sinh học thích hợp cũng được các cán bộ trung tâm tập huấn cho bà con một cách chi tiết.

Thấy được hiệu quả từ việc áp dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ, HTX dịch vụ nông nghiệp 22/12 tại xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng cũng đã triển khai cho toàn thể xã viên HTX ứng dụng vào sản xuất. Ông Nguyễn Thanh Nhân, Giám đốc HTX cho biết, sau khi được tiếp cận và thử nghiệm thành công về ứng dụng chế phẩm sinh học Sumitri, hiện hơn một nửa các hộ xã viên HTX đã áp dụng với diện tích sản xuất 50% và tiến tới toàn diện tích vào vụ tiếp theo.

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, ứng dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ, vừa bán được nguồn rơm, phần gốc rạ và tàn dư thực vật sẽ biến thành phân hữu cơ làm tăng lượng hữu cơ bổ sung cho đất, làm đất tơi, xốp nâng cao độ phì nhiêu giúp lúa đẻ nhánh tốt hơn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nhằm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thời gian qua Phòng NN&PTNT huyện Tân Hưng đã hỗ trợ nông dân hơn 50% các chủng loại vật tư chủ yếu để thực hiện mô hình gồm lúa giống, phân hữu cơ, chế phẩm sinh học (nấm xanh, nấm trắng). Ngoài ra, huyện còn đầu tư nhiều công trình nạo vét kênh, mương, phát triển hệ thống bơm điện, xây dựng đê bao, chú trọng liên kết sản xuất,... Toàn huyện có 11 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động, từng bước phát huy vai trò trong liên kết sản xuất.

Ông Lê Thành Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng cho biết: “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý phế thải từ nông nghiệp, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý gốc rạ tại địa phương đã góp phần bảo đảm nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nhân rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý phế thải từ nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân; đồng thời, bảo vệ môi trường và thuận lợi hơn cho quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline