Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 08/09/2024 10:09

Tin nóng

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 08/09/2024

Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải ngành chăn nuôi

Chủ nhật, 15/01/2023 05:01

TMO - Đồng Nai được coi là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước về tổng đàn gia súc, gia cầm. Nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua tỉnh Đồng Nai đang tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và các giải pháp sinh học trong chăn nuôi, đặc biểt là xử lý chất thải.

Theo Sở NN&PTNT, chăn nuôi là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (chiếm 61,83%) và đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Chăn nuôi của tỉnh có 2 loại vật nuôi chủ lực là lợn và gà. Hiện tổng đàn lợn của tỉnh hiện đạt trên 2,6 triệu con, tăng gần 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng đàn gà đạt 26 triệu con, tăng hơn 4,5% so với cùng kỳ. Đàn trâu bò trên 90 nghìn con, dê khoảng 192 nghìn con, tổng đàn chim cút đạt trên 8,2 triệu con.

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, tỉnh Đồng Nai hiện có 1.748 trang trại chăn nuôi có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi (đạt tỷ lệ 90,99%). Với các trang trại có quy mô lớn, chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng các hình thức như: ủ phân, ủ compost, sơ chế phân, sử dụng máy ép phân; về nước thải được xử lý bằng phương pháp lý - sinh - hóa kết hợp; khí thải, nhất là mùi hôi được các trang trại giảm thiểu bằng sử dụng chế phẩm sinh học, trồng cây xanh quanh trại… đáp ứng các quy định trước khi thải ra môi trường. Các trang trại có quy mô nhỏ sẽ chủ yếu xử lý chất thải bằng biogas hoặc đệm lót sinh học. Công tác quản lý môi trường được thực hiện thông qua một số hình thức như: xây dựng, giám sát các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP).

Đệm lót sinh học góp phần nâng cao hiệu quả xử lý chất thải ngành chăn nuôi được áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh (Ảnh minh họa) 

Với mục tiêu hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, đến nay, tỉnh Đồng Nai đã có 255 cơ sở chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, 95 cơ sở chăn nuôi cam kết bảo vệ môi trường, có 7.684 công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

Về thu gom và xử lý mùi hôi, khí thải hầu hết các trại chăn nuôi có lắp đặt các quạt hút tại các dãy chuồng trại để hút khí thải (mùi hôi) trong chuồng trại thải ra môi trường, đồng thời trồng cây xanh cách ly sau các dãy quạt hút, hạn chế mùi hôi phát sinh. Về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, các trại chăn nuôi thực hiện hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý.

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, sức khỏe vật nuôi mà còn mang lại giá trị như tận dụng sản phẩm sau biogas làm phân bón cho cây trồng, khí thải từ quá trình xử lý để chạy máy phát điện, làm khí đốt… phục vụ sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và phục vụ sinh hoạt gia đình.

 

 

Ngân Hà 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline