Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Ứng dụng công nghệ sấy gió trên quả hồng xiêm

Thứ ba, 04/01/2022 16:01

TMO - Tận dụng nguồn nông sản dồi dào cùng khát khao có thể làm mới cho sản vật của địa phương, hai nữ sinh tại huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sấy gió trên quả hồng xiêm.

Dự án Xây dựng quy trình khép kín sản xuất hồng xiêm treo gió được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Huyền Bảo Trâm (lớp 12A) và Lê Thị Ngọc Anh (lớp 12B3) cùng cô giáo Vũ Thị Hằng (Giáo viên bộ môn Hóa học, trường THPT Lộc Thành. Dự án liên tiếp nhận được những được những giải thưởng, trong đó 3 cô trò đã mang dự án vào tham dự vòng chung kết toàn quốc Cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 7 và Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021.

Chia sẻ về những khó khăn trong ngày đầu thực hiện, Ngọc Anh cho biết: Thời gian đầu mới bắt tay vào làm thật sự cũng có những lúc chúng em thấy nản lòng vì sapoche có những đặc tính không hoàn toàn giống quả hồng. Tự tay hái, gọt và treo lên nhưng được vài ngày lại xuất hiện các vấn đề như mốc, chua, bị rụng, màu sắc kém bắt mắt... Hay đôi khi chỉ cần trời xuất hiện một cơn mưa là hôm sau phải nghiên cứu để làm lại mẻ khác. 

Nhóm tác giả thực hiện dự án Xây dựng quy trình khép kín sản xuất hồng xiêm treo gió.

Theo nhóm tác giả, quy trình làm hồng xiêm sấy gió về cơ bản cũng giống như kỹ thuật làm hồng treo gió trên thị trường. Tuy nhiên, trái hồng xiêm sẽ được xông lưu huỳnh như một phương pháp bảo quản hương vị, màu sắc như cách mà nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ hoặc châu Âu đang cho phép sử dụng với dư lượng sun-phít còn lại không vượt quá 10mg/1 kg thành phẩm. 

Cô Vũ Thị Hằng cho biết, sản phẩm đã được kiểm định an toàn tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đóng chân ở thành phố Bảo Lộc. Sản phẩm hồng xiêm treo gió không chỉ giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà còn vẹn nguyên được hương thơm cùng vị ngọt thanh vốn có, màu sắc tự nhiên và giá cả vô cùng phù hợp.

Đây chính là một trong những bước tiến quan trọng trong công nghệ tạo ra sản phẩm, màu sắc của thành phẩm và thời gian bảo quản, đồng thời giảm thiểu được rủi ro khi độ ẩm không khí tăng cao. Mặt khác, nếu áp dụng công nghệ này cho vào chế biến sâu có thể tạo ra sản phẩm quanh năm, tạo được công việc và thu nhập ổn định cho cả người nông dân và người sản xuất, giúp người tiêu dùng được tận hưởng những sản phẩm tốt nhất tại mọi thời điểm trong năm.

Dự án được tạo nên từ ấm lòng của những người con mang nặng tình yêu với quê nhà, từ sự đam mê và nhiệt huyết của những người trẻ thích khám phá và chinh phục. Nhóm tác giả cho biết sẽ không ngừng nghiên cứu để tối ưu hóa quy trình sản xuất, tìm phương cách để giải quyết mọi vấn đề. Việc tham gia các cuộc thi cũng chính là cách để cô trò hoàn thiện và phát triển dự án, đồng thời định hướng được nghề nghiệp và tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân trong thời gian sắp tới.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline