Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/04/2025 15:04

Tin nóng

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 13/04/2025

Ứng dụng công nghệ nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba, 08/04/2025 06:04

TMO - Với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, tập trung triển khai các chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đã đang triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân địa phương vùng đồng bào DTTS. Do đó, ngay từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất. Tại xã vùng cao Quảng Sơn thuộc huyện Hải Hà có 95% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Từ khi cùng với toàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện công cuộc CĐS, người dân đã biết sử dụng mạng internet để tìm hiểu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát huy có hiệu quả tổ hợp tác, đa dạng hóa mô hình kinh tế... Đặc biệt, bà con có thể sử dụng internet, điện thoại thông minh, máy tính để phục vụ các nhu cầu giải trí, học tập, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến. Là địa bàn vùng cao của huyện Tiên Yên, xã Đại Dực có 100% người DTTS sinh sống.

Triển khai công tác CĐS, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền các lợi ích của việc CĐS đến với người dân, thông qua nhiều hình thức như họp thôn, thông qua hệ thống loa truyền thanh; tổ chức tập huấn cho 7/7 Tổ công nghệ số cộng đồng thôn; hỗ trợ người dân cài đặt và hướng dẫn sử dụng các ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh.

Bên cạnh đó, chính quyền xã tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 để thúc đẩy phát triển hạ tầng số rộng khắp, hiện đại, phổ cập tới người dân... Được Tổ CĐS cộng đồng thôn tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các dịch vụ số, người dân ở thôn Phài Giác, xã Đại Dực đã cài đặt, đăng ký tài khoản ngân hàng, cập nhật sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart để tiêu thụ.

Nhờ vậy, sản phẩm nông nghiệp của các gia đình  đã được cập nhật lên sàn thương mại điện tử OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Ninh. Để hỗ trợ đồng bào DTTS về CNTT đáp ứng như cầu CĐS, thời gian qua Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương đã đến tận nhà văn hóa thôn, các hộ gia đình để hướng dẫn bà con những nội dung về CĐS.

Nhân viên Bảo hiểm Xã hội huyện hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VSSID. (Ảnh: TH). 

Cùng với việc tăng cường tuyên truyền hướng dẫn bà con tiếp cận với ứng dụng số, trong thời gian qua, các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực thực hiện kế hoạch phủ sóng di động, cáp quang Internet tại những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.Đến nay, các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thiện xong hạ tầng 57 trạm BTS và triển khai cáp quang sẵn sàng cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định cho các thôn, bản.

Nhờ đó hiện nay vùng phủ và tín hiệu sóng di động ổn định, người dân ở xa khu vực trung tâm cũng dễ dàng tiếp cận sử dụng mạng Internet để liên lạc, học tập, phát triển bản thân và giải trí. Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành của người dân, công cuộc CĐS ở tỉnh Quảng Ninh đã thực sự đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh Quảng Ninh.

Sau gần 3 năm thực hiện, lợi ích từ việc CĐS đã đi vào nhận thức, hành động của người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sử dụng thiết bị hiện đại, liên hoàn, quy trình sản xuất khép kín, tiếp cận và phát huy thương mại điện tử, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo nên những nông dân năng động, nông thôn hiện đại, trù phú.

Không chỉ hỗ trợ trong phát triển sản xuất, kinh doanh, CĐS đang trở thành “đòn bẩy” quảng bá sản vật, đặc sản truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch ở vùng đồng bào DTTS.Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà con học tập các công nghệ mới, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT trong vùng đồng bào DTTS. Đến nay, tỷ lệ vùng phủ sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh đạt 99,8% các khu vực dân cư;

Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang đạt 92,84% (cả nước là 78,38%). Ở các xã vùng đồng bào DTTS đều đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại, internet cho người dân, đảm bảo 100% các thôn, bản trên địa bàn xã đã được phủ sóng điện thoại di động. Đã có 100% công dân là đồng bào DTTS tham gia lao động trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp, trong lĩnh vực công đều đã thực hiện điện tử hóa thẻ bảo hiểm xã hội… Việc được tiếp cận với nhiều thông tin thông qua nền tảng số, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số của Quảng Ninh thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ, quảng bá sản phẩm địa phương. Đây được xem là giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao đời sống cho người dân; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 tại tỉnh Quảng Ninh.

 

Quỳnh Hoa

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline