Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 04:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Triển khai xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh liên huyện

Thứ ba, 28/05/2024 14:05

TMO - Trong giai đoạn 2024 – 2026, tỉnh Lào Cai là lựa chọn 2 xã và 1 thị trấn của huyện Bảo Thắng (xã Xuân Quang, xã Phong Niên, thị trấn Phong Hải) để xây dựng thành công 03 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng cấp xã.

Tỉnh Lào Cai có trên 182 km đường biên giới với 5/9 huyện, thành phố có đường biên giới với Trung Quốc. Hằng năm, lượng hàng hóa trung chuyển đến và qua tỉnh Lào Cai lớn, đặc biệt là có tuyến đường giao thông thuận lợi, việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật vào và đi qua địa bàn tỉnh thuận tiện, chưa được kiểm soát triệt để. Đây chính là nguyên nhân dịch bệnh động vật xâm nhập, lây lan vào địa bàn tỉnh.

Việc triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu là cơ hội tốt để tỉnh Lào Cai nâng cao nhận thức, chủ động, có nhiều biện pháp phù hợp hơn để phòng chống dịch bệnh động vật, tiến tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai cam kết tích cực chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, kiểm soát, phòng tránh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Địa phương này hướng tới mục tiêu xây dựng thành công các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) Lở mồm long móng cấp xã, tiến tới xây dựng vùng ATDB cấp huyện, liên huyện; tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc bền vững (gia súc móng guốc chẵn), chăn nuôi theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Tỉnh Lào Cai xây dựng thành công 03 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng cấp xã tại huyện Bảo Thắng trong giai đoạn 2024-2026. 

Tỉnh Lào Cai đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2024 - 2026, lựa chọn 2 xã và 1 thị trấn của huyện Bảo Thắng (xã Xuân Quang, xã Phong Niên, thị trấn Phong Hải) để xây dựng thành công 03 vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng cấp xã. Đến hết năm 2027 hoàn thành việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện đối với huyện Bảo Thắng và có ít nhất 03 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã thuộc các huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát hoàn thành xây dựng, được Cục Thú y công nhận… Năm 2028 - 2030 xây dựng vùng an toàn dịch bệnh liên huyện gồm các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn; có ít nhất 1 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu được lợn thịt và sản phẩm từ lợn sang thị trường Trung Quốc.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, trước hết Lào Cai tập trung tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho cơ sở, người chăn nuôi. Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho lực lượng thú y cấp huyện, xã về giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh; chẩn đoán, điều trị bệnh các biện pháp phòng, chống dịch..

Vùng ATDB được tách với những vùng khác dựa trên địa lý hoặc theo ngăn cách nhân tạo (thiết lập khu vực phong tỏa, khu vực cách ly, Chốt kiểm soát thú y để ngăn chặn có hiệu quả động vật từ bên ngoài di chuyển vào vùng ATDB). Vùng ATDB phải được xây dựng tập trung và liên tục, phân tách địa lý phải rõ ràng ở một quy mô nhất định, phù hợp với vùng địa lý hành chính được công bố trên website chính thức của Nhà nước. Có Trạm Kiểm dịch động vật và khu cách ly với các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm dịch và phòng ngừa dịch bệnh. Có biển cảnh báo đặt trên các tuyến đường giao thông đi đến vùng ATDB.

Thiết lập vùng bảo vệ (vùng đệm) tối thiểu 03 km xung quanh vùng ATDB phục vụ cho các hoạt động tiêm phòng bắt buộc và kiểm soát lưu động đối với động vật mẫn cảm với bệnh Lở mồm long móng (LMLM). UBND các huyện xây dựng vùng ATDB phối hợp với Sở NN&PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) xác nhận và công bố rộng rãi về các cung đường vận chuyển, Chốt kiểm soát trên các tuyến giao thông.

Công tác giám sát dịch bệnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được địa phương này triển khai. Theo đó, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức xây dựng và ban hành Ke hoạch giám sát dịch bệnh bảo đảm mục tiêu phát hiện có hoặc không tác nhân gây bệnh, lưu ý một số yêu cầu cơ bản sau: Giám sát lâm sàng: Phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt là các đàn gia súc mới nuôi và địa bàn có nguy cơ cao.

Tổ chức giám sát chủ động phát hiện mầm bệnh, giám sát sau tiêm phòng vắc xin để chứng minh ATDB (tối thiểu trong 24 tháng không có ca bệnh lâm sàng, 12 tháng không có mầm bệnh lưu hành). Xác định mức độ kháng thể miễn dịch bằng phương pháp xét nghiệm được nêu trong Bộ Luật Thú y động vật trên cạn của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) với tỷ lệ động vật mẫn cảm có kháng thể miễn dịch đạt từ 70% trở lên.

Vùng ATDB được tách với những vùng khác, được kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ.  

Vùng ATDB không có ổ dịch LMLM trong 2 năm gần nhất. Gia súc trong vùng phải được giám sát và xử lý theo Bộ Luật Thú y động vật trên cạn của WOAH. Bố trí từ 30 động vật chỉ báo trở lên trong vùng ATDB, những động vật chỉ báo này có độ tuổi phù hợp (theo tháng) và thực hiện xét nghiệm huyết thanh học thường xuyên. Nếu phát hiện trường hợp mắc bệnh LMLM, xử lý theo các quy định của WOAH và các quy định hiện hành. 

Ngành chức năng địa phương triển khai công tác kiểm soát vận chuyển: Tổ chức xây dựng, ban hành quy định và triển khai biện pháp kiểm soát vận chuyến động vật mẫn cảm và sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành và xây dựng các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, sản phẩm từ gia súc trong vùng ATDB. Định kỳ tổ chức thực hiện 01 lần/quý và đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra. 

Gia súc phải được đưa vào nuôi cách ly tại khu tập trung ít nhất 45 ngày trước khi được đưa vào vùng ATDB. Gia súc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm phải được loại bỏ ngay lập tức. Mỗi động vật phải có dấu hiệu định danh truy xuất nguồn gốc. Động vật mẫn cảm phải được vận chuyển theo cung đường đã được cho phép. Phương tiện và vật dụng vận chuyển phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng trước và sau khi sử dụng.

Hoạt động giết mổ và vệ sinh thú y trong vùng ATDB cần được kiểm soát thông qua việc xây dựng quy định và tổ chức kiểm soát giết mổ động vật trong vùng ATDB. Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Đảm bảo thịt gia súc, gia cầm lưu thông, bày bán trên thị trường phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y; đảm bảo điều kiện ATTP, vệ sinh thú y theo quy định của Luật Thú y.

Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ theo đúng quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/12016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng trước, sau mỗi ca giết mổ và cuối buối chợ, đối với khu vực buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc. 

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline