Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/10/2024 04:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ tư, 09/10/2024

Triển khai Quy hoạch Bạc Liêu: Hoàn thiện chính sách phát triển, đẩy mạnh liên kết vùng

Thứ bảy, 14/09/2024 07:09

TMO – Bạc Liêu sẽ ưu tiên triển khai các dự án liên quan hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng điện, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp nước, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hạ tầng thương mại và dịch vụ, y tế.

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch này. Đồng thời, xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh đã đề ra. Đồng thời, đảm bảo đồng bộ hệ thống các quy hoạch phục vụ phát triển tỉnh; bảo đảm sự thống nhất giữa Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch ngành cấp quốc gia và Quy hoạch vùng.

Một trong những nội dung chủ yếu của Kế hoạch là hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch. Theo đó, đến năm 2025: Rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo quy định của pháp luật, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng. Bạc Liêu cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng, xác định những chương trình, đề án trọng tâm, trọng điểm có ý nghĩa tạo đột phá cho phát triển vùng, phát triển ngành gắn với cơ chế phù hợp, sử dụng vốn đầu tư công cho kích hoạt, kết nối nguồn lực tư nhân, tạo "tăng trưởng" lan tỏa trong toàn vùng, đặc biệt là Đề án xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2024 - 2030; Đề án xây dựng tỉnh Bạc Liêu trở thành trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước; Đề án xây dựng thành phố Bạc Liêu và các vùng lân cận được công nhận khu du lịch quốc gia.

(Ảnh minh họa)

Kế hoạch cũng nêu rõ, nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công là ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế, khu đô thị động lực (hành lang kinh tế ven biển từ Long An - Kiên Giang; đường cao tốc, đường ven biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu); hạ tầng kỹ thuật Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hạ tầng điện, hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp nước, thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hạ tầng thương mại và dịch vụ, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao, an sinh xã hội đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi; giao thông; hệ thống cảng; cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, phòng cháy, chữa cháy, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cấp nước, xử lý chất thải rắn;....

Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: Năng lượng tái tạo, năng lượng mới, chế biến nông, thủy sản; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; các vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, thủy sản; giao thông vận tải; du lịch; ứng phó với biến đổi khí hậu, cấp nước, xử lý chất thải rắn; hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, ngày 8/12/2023, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 xây dựng Bạc Liêu trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; môi trường thiên nhiên được bảo vệ và phát triển. Xã hội phát triển hài hoà, đời sống nhân dân được nâng cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Cụ thể, đến 2030, trong đó về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân 9,5 - 10,5%/năm; quy mô GRDP năm 2030 gấp 3,5 - 4 lần so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 29,0%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 36,4%; khu vực dịch vụ khoảng 32,0%, còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. 

Quy hoạch nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển. Cụ thể, tỉnh Bạc Liêu khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng nổi trội hướng vào phát triển 3 trụ cột chính là công nghiệp năng lượng tái tạo; nuôi trồng, chế biến thủy sản; du lịch. Phát triển nhanh, đồng bộ tiểu vùng kinh tế trọng điểm Nam quốc lộ 1, các hành lang kinh tế, các trục liên kết kinh tế và các đô thị đóng vai trò là cực tăng trưởng quan trọng. Đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện lực, cảng biển, khu, cụm công nghiệp, viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng trung tâm công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long…/.

 

PHƯƠNG ĐIỀN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline