Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Triển khai nhiều giải pháp bảo vệ các cánh rừng đặc dụng

Thứ bảy, 22/01/2022 20:01

TMO - Những cánh rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang sở hữu nhiều loài gỗ quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Bảo vệ những cánh rừng này cũng là cách bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái cũng như nhiều nguồn gen sinh vật rừng quý hiếm.

Huyện Na Hang là địa phương có diện tích rừng đặc dụng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay, huyện Na Hang có 67.893 ha diện tích đất có rừng, trong đó rừng đặc dụng là 21.228 ha, rừng phòng hộ là 21.007 ha và 25.657 ha rừng sản xuất.

Cây gỗ nghiến nghìn năm tuổi tại rừng Na Hang

Rừng Na Hang có 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý… Các khu bảo tồn ở Tuyên Quang có nhiều loài chim, thú quý, được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ thế giới như voọc mũi hếch, voọc đen má trắng…thu hút các tổ chức, nhà khoa học trên thế giới kêu gọi nguồn vốn đầu tư bảo tồn. 

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Na Hang, hiện nay cánh rừng này có hàng nghìn cây nghiến, đinh, lim cả trăm năm tuổi. Địa bàn rộng, diện tích rừng trên núi cao, địa hình hiểm trở, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng nên Hạt đã thành lập các chốt trạm trong rừng để giữ rừng. Đơn vị này xác định, yếu tố quan trọng quyết định thành công trong công tác quản lý bảo vệ rừng là phải dựa vào dân để vận động tuyên truyền, để nhân dân là "tai mắt", là cánh tay nối dài của lực lượng kiểm lâm.

Thực hiện xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, các lực lượng chức năng của huyện Na Hang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về rừng cho chính quyền các xã, thị trấn và người dân. Đến nay, tại 12/12 xã, thị trấn của huyện đã thành lập ban chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng với 281 thành viên. Các địa phương cũng đã củng cố, kiện toàn đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại 131 tổ với 912 người tham gia.

Cùng với khu rừng đặc dụng của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang còn có những cánh rừng đặc dụng Tân Trào (huyện Sơn Dương); rừng đặc dụng Cham Chu (huyện Hàm Yên). Lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh Tuyên Quang là 240 người, tỉnh thực hiện hợp đồng tuần rừng thêm gần 100 người.

Tỉnh Tuyên Quang chú trọng bảo vệ rừng tại khu danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình.

Tỉnh luôn xác định, phải bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, bảo vệ các loài động vật, thực vật để bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan môi trường gắn với phát triển một số loại hình du lịch phù hợp, đảm bảo phát huy thế mạnh của Danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Na Hang - Lâm Bình và Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, những năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của con người; phổ biến đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách mới của Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời tham mưu triển khai có hiệu quả, phù hợp với thực tế của địa phương.

Tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức quản lý và triển khai các nội dung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh và quản lý quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, triển khai thực hiện các dự án ưu tiên đã được duyệt theo quy hoạch.

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có gần 47.000 ha rừng đặc dụng, tăng thêm 142 ha so với năm 2015, diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân giảm 70 ha, bình quân/năm giảm 14 ha so với giai đoạn 2011 - 2015. Tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp đã giảm đáng kể so với năm 2015, tuy nhiên, vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, chưa được ngăn chặn và xử lý triệt để. Trong giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã phát hiện, xử lý tổng số 2.514 vụ vi phạm lâm luật. Như vậy, tổng số vụ vi phạm lâm luật trong giai đoạn này đã giảm 1.673 vụ, bình quân mỗi năm giảm 335 vụ.

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline