Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Trải nghiệm du lịch thân thiện với voi

Thứ sáu, 17/03/2023 15:03

TMO - Không còn phải mang trên mình chiếc bành nặng trĩu để chở khách du lịch, tại Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) voi đã được thả tự do về rừng để tìm kiến thức ăn, sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Vườn quốc gia Yok Đôn với thiên nhiên hoang sơ, độc đáo thu hút các nhà khoa học đến khám phá và các khách du lịch đến trải nghiệm. Đã có giai đoạn, hoạt động cưỡi voi để phục vụ du khách trở lên phổ biến ở khu vực này. Tuy nhiên, trước nguy cơ voi bị bóc lột kiệt sức, mất tự do, từ năm 2019, Vườn quốc gia Yok Đôn đã đưa vào mô hình du lịch thân thiện với voi. 

Theo đó, voi đã được thả tự do về rừng để tìm kiến thức ăn, sinh sống trong môi trường tự nhiên, thoát khỏi xiềng xích, khống chế của con người. Đàn voi không còn bị đeo bành chở khách, trèo đèo lội suối mỗi ngày để đem lại nguồn thu cho người dân địa phương. Mô hình du lịch thân thiện với voi sẽ đưa du khách vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của voi. Du khách được ngắm nhìn voi từ xa, theo dõi chúng ăn uống, tắm, ngủ, dạo chơi trong rừng... mà không tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng.

Du khách được ngắm nhìn voi từ xa, theo dõi chúng ăn uống, tắm, ngủ, dạo chơi trong rừng... mà không tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng. 

Đầu năm nay, tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố 20 tour độc đáo nhất Việt Nam năm 2023, trong đó có tour trải nghiệm du lịch thân thiện với voi ở Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk. Điều này cho thấy mô hình không chỉ đem đến tác động tích cực tới loài voi, môi trường mà còn được du khách vô cùng yêu thích, ủng hộ.

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án Hỗ trợ việc thực hiện chuyển đổi Mô hình du lịch cưỡi voi sang Mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, do tổ chức Animals Asia Foundation tài trợ.

Dự án hướng đến kết quả chủ yếu là Mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, thay thế hoàn toàn cho hình thức du lịch cưỡi voi; đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ; chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi; các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi; thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk.

Thời gian thực hiện dự án từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026. Địa điểm thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn; Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên địa bàn huyện Lắk gồm: Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk.

 

 

C. Long

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline