Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 15:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Trà Vinh đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Thứ bảy, 08/03/2025 12:03

TMO - Thời gian tới, tỉnh Trà Vinh tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

Tỉnh Trà Vinh hiện có trên 104.000 máy móc thiết bị các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó, có khoảng 10.000 máy kéo, trên 2.150 máy gieo sạ lúa, trên 10.000 máy tuốt lúa, khoảng 14.000 máy phun thuốc, trên 63.300 máy bơm nước, hàng trăm máy gặt đập liên hợp, máy xếp dãy, máy sấy nông sản….

Đến nay, mức độ cơ giới hóa đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh đạt tỷ lệ khá cao. Cây lúa giải quyết gần 100% nhu cầu của các khâu làm đất, bơm tát nước, tuốt lúa bằng máy; 60 - 70% nhu cầu các khâu gieo sạ, phun thuốc, vận chuyển, thu gom rơm rạ khỏi đồng ruộng và khoảng 30 - 35% nhu cầu sấy lúa bằng máy, góp phần đáng kể trong việc kéo giảm tỷ lệ hao hụt xuống còn dưới 10%, nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo.

Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày cũng chủ động khoảng 50% khâu làm đất, 70% khâu phun thuốc, bơm tát nước và vận chuyển, 80% sử dụng máy móc để tách hạt. Với cây ăn quả và cây dừa, cơ gới hóa đạt khoảng 50% nhu cầu làm dất, 80% các khâu phun thuốc, bơm tát nước và vận chuyển.

Với những hiệu quả từ việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, thời gian tới tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển hiệu quả, bền vững.

Địa phương này triển khai cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng lĩnh vực sản xuất với mục tiêu: Trồng trọt: Sản xuất cây trồng chủ lực có áp dụng cơ giới hóa đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 50% năm 2030; Chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm có áp dụng cơ giới hóa đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 30% năm 2030;

Đối với lĩnh vực thủy sản: Cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030; đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 85% năm 2025 đạt trên 90% năm 2030. Lâm nghiệp: Các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản đạt trên 30% năm 2025, đạt trên 50% năm 2030.

Cơ giới hóa là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp tại các địa phương (Ảnh minh họa). 

Tỉnh sẽ tập trung tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản. 

Phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị. Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung;

Chú trọng phát triển các doanh nghiệp chế biến, bảo quản có đủ năng lực về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả; khuyến khích phát triển các cụm liên kết làm động lực của các vùng. Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

Để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp gắn với quy hoạch, tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Đây là điều kiện để ứng dụng đồng bộ các phương tiện cơ giới hóa vào quy trình sản xuất nông nghiệp, giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lợi nhuận cao nhất cho nông dân.

Ngoài ứng dụng cơ giới hóa, Trà Vinh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi giá trị gắn sản xuất nguyên liệu với bảo quản, chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, phù hợp với nhu cầu thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Địa phương này đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; mời gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với củng cố, phát triển các mô hình kinh tế hợp tác bảo đảm hiệu quả và phát triển bền vững. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng dự án, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân áp dụng tiêu chuẩn GAP (thực hành nông nghiệp tốt).

Ngành nông nghiệp tỉnh tích cực nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ, chủ yếu là công nghệ cao và công nghệ sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của ngành. Trà Vinh khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao khoa học-công nghệ, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ thương hiệu các loại nông sản, hàng hóa xuất khẩu có lợi thế của tỉnh; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế./.

 

Mạnh Cường 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline