Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 02/05/2025 20:05

Tin nóng

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Thứ sáu, 02/05/2025

TP. HCM mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thứ năm, 01/05/2025 09:05

TMO - TP. HCM khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất giống, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ giống chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

TP. HCM xác định, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành nông nghiệp thành phố. Qua đó, ngành nông nghiệp thành phố đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, phục vụ phát triển đô thị theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, có năng suất, giá trị gia tăng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn TP năm 2025. Theo đó, TP.HCM đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng khu, vùng sản xuất phát triển giống và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, tiếp tục triển khai đầu tư các Khu Nông nghiệp công nghệ cao mở rộng trong lĩnh vực thủy sản, trồng trọt, chế phẩm sinh học, chăn nuôi (heo, bò, gà và dê), giống và bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời, đầu tư phát triển Trung tâm Công nghệ sinh học TP nhằm đáp ứng công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH Một thành viên triển khai thực hiện việc cải tạo, sửa chữa nâng cấp chuồng hở sang chuồng kín đối với các trại heo, trại gà để đảm bảo công tác phòng ngừa dịch bệnh; đầu tư nâng cấp và hoàn thiện dây chuyền sản xuất các sản phẩm sơ chế thủy sản.

Đồng thời, khuyến nông, chuyển giao giống mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản; canh tác rau và hoa, cây kiểng, nuôi trồng nấm; cơ giới hóa trong lĩnh vực chăn nuôi; tăng cường giới thiệu, tư vấn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hướng dẫn tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP hiệu quả; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao về quy trình trồng rau, hoa, cây kiểng, nấm và nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

Cùng với đó, đào tạo năng lực thực hành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho nguồn nhân lực lao động nông thôn tham gia trong lĩnh vực giống: cây rau, hoa cây kiểng, chăn nuôi bò sữa, nuôi tôm, nấm ăn, nấm dược liệu và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP;

(Ảnh minh họa). 

Tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước cho cán bộ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất và lai tạo các giống rau, hoa, cây kiểng học tập mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt ứng dụng công nghệ cao, học tập các mô hình hợp tác xã (HTX) điển hình về liên kết sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai cơ chế chính sách rau an toàn và tiêu thụ hoa, cây kiểng cho Ban Giám đốc HTX, xã viên nòng cốt; học tập các mô hình HTX điển hình về liên kết sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh, triển khai cơ chế chính sách cây trồng, vật nuôi học tập về cơ chế, chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Phát huy vai trò trung tâm hợp tác xã, xây dựng thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; hỗ trợ hợp tác xã hoạt động hiệu quả, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, điều hành hợp tác xã. Nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc: hỗ trợ, tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng VietGAP trồng trọt HACCP cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP, các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ...

Trong năm 2024 TP.HCM đã triển khai chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, tổng diện tích canh tác rau củ quả ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP là 472,1ha. Đối với chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, TP có 29 cơ sở chăn nuôi heo với tổng đàn 91.528 con, 39 cơ sở chăn nuôi bò với tổng đàn 3.990 con và chín cơ sở chăn nuôi gia cầm với tổng đàn 205.044 con. Tổng diện tích đất đưa vào sản xuất nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đạt 90 ha với tổng là 128 cơ sở, hộ nuôi.

Ngoài ra, TP.HCM còn tổ chức kiểm tra và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất rau 203 hộ nông dân, kết quả không có hộ vi phạm về sử dụng thuốc. Tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả theo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách).

TP.HCM còn thực hiện tuyên truyền kỹ thuật canh tác lúa “một phải năm giảm” là phải sử dụng giống xác nhận và giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch. Cùng với đó là kỹ thuật canh tác “ba giảm ba tăng”, cụ thể là giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả./.

 

 

Thanh Thảo 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline