Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/07/2025 06:07

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Chủ nhật, 06/07/2025

Tiền Giang: Chủ động đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất mùa khô 2024 - 2025

Thứ bảy, 11/01/2025 05:01

TMO - UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị các địa phương trong tỉnh tăng cường chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai ứng phó với tình hình hạn, thiếu nước, xâm nhập nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nước sinh hoạt, nước sản xuất trong mùa khô 2024-2025.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) Quốc gia: Từ tháng 02-5/2025, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Cửu Long về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5-12%. Mực nước sông Cửu Long dao động theo triều với xu thế xuống dần. Xâm nhập mặn vào sâu tại các cửa sông ở khu vực ĐBSCL vào giữa tháng 02/2025, tại một số thời điểm có khả năng thiếu nước cục bộ do xâm nhập mặn vào sâu.

Do đó, các địa phương ở Vùng ĐBSCL cần triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn, cập nhật các thông tin dự báo hàng ngày, dự báo tháng đề phòng tình hình KTTV có những diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Tiền Giang, theo tính toán của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT, nguồn nước tại các địa phương ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong các kỳ triều cường vào thời gian cuối mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 5-2025).

Bên cạnh đó, theo nhận định của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Tiền Giang, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025 tương đương mùa khô 2023 - 2024, nhưng cũng có những thời đoạn xâm nhập mặn ở mức cao hơn mùa khô 2023 - 2024. Cụ thể, trên sông Tiền, độ mặn cao nhất xuất hiện vào nửa cuối tháng 3-2025, xâm nhập sâu theo kỳ triều cường và cùng các đợt gió chướng mạnh.

Dự báo, khả năng những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2-2025, độ mặn lớn hơn 1g/l sẽ xâm nhập đến khu vực xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo và duy trì trong thời gian dài.cBiên mặn 4g/l cách cửa sông 40 - 48 km (từ xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo đến Cảng Du thuyền Mỹ Tho) và biên mặn 1g/l cách cửa sông 52 - 60km (từ cầu Xoài Hột đến xã Kim Sơn, huyện Châu Thành) vào nửa cuối tháng 3-2025, sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các huyện, thành phố phía Đông của tỉnh.

Để chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, nhằm đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt của người dân trong suốt mùa khô năm 2024 - 2025, Sở NN&PTNT Tiền Giang đề nghị đơn vị cấp nước Tiền Giang và nhà máy nước quán triệt và chủ động triển khai thực hiện ngay các giải pháp phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn theo Phương án 448/PA-UBND ngày 22-11-2024 của UBND tỉnh Tiền Giang. Theo đó, đơn vị cấp nước Tiền Giang xây dựng kế hoạch điều tiết nguồn nước từ Nhà máy nước giữa các trạm đã được đấu nối để đảm bảo việc cấp nước của các trạm không bị gián đoạn. Chủ động bơm bổ cấp nguồn nước tích trữ vào các ao chứa của các trạm cấp nước phía Đông và luôn duy trì trên 2/3 thể tích ao chứa để xử lý cung cấp cho nhân dân.

Nhiều kênh ở các huyện, thị xã phía Đông của tỉnh Tiền Giang cạn nước trong mùa khô 2024. (Ảnh minh hoạ: NH).

Đồng thời, thường xuyên vệ sinh xung quanh ao để không làm ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước. Đơn vị cấp nước cần theo dõi sát diễn biến độ mặn trên sông Tiền để bơm bổ cấp vào ao trữ nước theo quy chuẩn quy định. Tổ chức bơm lấy nước từ sông Tiền trữ đầy vào ao chứa của Nhà máy nước Bình Đức và luôn duy trì trên 2/3 thể tích ao chứa; kiểm tra vận hành thử hệ thống bơm trên kinh Sáu Ầu - Xoài Hột để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị mở các vòi nước công cộng cấp cho người dân ở các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí khi có đề nghị chính quyền địa phương.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và vận hành thử các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng vận hành phục vụ cấp nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 - 2025. Riêng nhà máy nước tổ chức bơm lấy nước từ sông Tiền trữ đầy vào ao chứa tại Nhà máy nước Đồng Tâm và luôn duy trì trên 2/3 thể tích ao chứa. Theo dõi sát diễn biến độ mặn trên sông Tiền để bơm bổ cấp vào ao trữ nước theo quy chuẩn quy định. Tiến hành kiểm tra, vận hành thử trạm bơm Sáu Ầu - Xoài Hột để sẵn sàng phục vụ cấp nước sinh hoạt khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và vận hành thử các giếng khoan dự phòng để sẵn sàng vận hành phục vụ cấp nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 - 2025.

Đặc biệt, để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô năm 2024 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương tập trung thực hiện tốt một số nội dung như triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 08/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công văn số 9725/BNN-TL ngày 19/12/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 09/10/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2025 và Phương án số 448/PA-UBND ngày 22/11/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo dõi sát nhận định về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp; phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025 phù hợp với thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm chủ động cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Người dân ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) lấy nước sinh hoạt ở  vòi nước công cộng. (Ảnh minh hoạ: NH). 

Xác định, khoanh vùng khu vực có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước nông thôn tập trung. Thường xuyên cung cấp thông tin qua các phương thức truyền thông phù hợp về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tới người dân, các cấp chính quyền và cơ quan liên quan để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp.

Tổ chức theo dõi, kiểm tra chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn trên các tuyến sông để tổ chức vận hành công trình hợp lý; thông báo kế hoạch vận hành công trình kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân; khi độ mặn ngoài sông được dự báo có xu hướng tăng cao, tổ chức vận hành tích trữ tối đa lượng nước ngọt qua các cống đầu mối; Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị để mở các vòi nước công cộng cho nhân dân các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung đến lấy nước miễn phí.

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia vớt lục bình, dọn dẹp cỏ dại trên lòng kênh, rạch và kiểm tra việc thực hiện giao khoán quản lý, duy trì thông thoáng lòng kênh, rạch. Vận động nhân dân tích cực bơm trữ nước trên kênh, rạch, ao và trên đồng ruộng; tận dụng các ô bao ngăn lũ và triều cường của các địa phương, đóng các cống, đập ngăn mặn giữ ngọt cho khu vực phía bên trong nội đồng để đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng nước tiết kiệm…/.

 

 

Thuỳ Linh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline