Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 04:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Thúc đẩy sản xuất xanh trong ngành hàng dệt may

Thứ năm, 07/09/2023 07:09

TMO - Đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngành dệt may Việt Nam buộc phải đầu tư theo sản xuất xanh. Xanh hóa dệt may là xu thế tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Dệt may là một trong những ngành tiêu dùng lớn, sử dụng nhiều lao động, quỹ đất và tài nguyên. Việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt may là một trong các nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến môi trường. Chính vì thế, nó tạo ra nhu cầu bức thiết là phát triển ngành theo hướng bền vững, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện hơn với môi trường.

Hiện nay, Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đều có các quy tắc, cam kết về bảo vệ môi trường và phát thải thấp, điều này bắt buộc các doanh nghiệp phải triển khai bằng việc đầu tư công nghệ sản xuất, tự động hóa, xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động, giúp tăng tính cạnh tranh đối với khách hàng và người tiêu dùng. Chẳng hạn như, những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa. Theo đó, các nhà nhập khẩu lớn đang tập trung vào các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường), nhà cung cấp nào có lợi thế này sẽ có sức cạnh tranh và nhiều đơn hàng hơn.

Xanh hóa dệt may là xu thế tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải triển khai nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững. Ảnh: TTX. 

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong 8 tháng của năm 2023, toàn ngành xuất khẩu được 26,3 tỷ USD, riêng tháng 8 là 3,6 tỷ USD. Số liệu này cho thấy thị trường toàn cầu bắt đầu nóng lên nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành, đó là mô hình phát triển bền vững. Từ 5 năm trước, ngành dệt may đã chịu nhiều áp lực từ thị trường xuất khẩu như: Áp lực đánh giá của nhãn hàng về thị trường xanh bền vững, khí thải, rác thải, môi trường làm việc và đặc biệt là các chứng chỉ an toàn cho sản phẩm vào thị trường khó tính như châu Âu hay Mỹ.

Từ thực tế này đã có doanh nghiệp đầu tư hệ thống sản xuất xanh nhưng con số này vẫn còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp dệt may trong ngành chỉ ra gồm: Việc đầu tư cho phát triển xanh phải đi đường dài và cần nguồn vốn lớn nhưng tiềm lực tài chính lại có hạn. Đó là chưa kể, trong ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn vì thế càng khó khăn hơn.

Trước những khó khăn trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, trước mắt muốn phát triển bền vững ngành dệt may theo hướng "xanh hóa", đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đầu tư, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng thời tự chủ được nguồn cung nguyên phụ liệu, đa dạng hóa thị trường... nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù, chính sách cụ thể về quỹ đất, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ, quỹ tài chính về môi trường... để các doanh nghiệp theo hướng xanh có thể tiếp cận quỹ, có nguồn tài chính thuận lợi, giá cả hợp lý hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất nhờ đó vẫn thu hút được đơn hàng trong bối cảnh thị trường nhập khẩu tồn kho cao, nhu cầu giảm. Xanh hoá sản xuất trong ngành dệt may khá đa dạng và được doanh nghiệp chuyển đổi phù hợp với bối cảnh riêng, như: Chuyển đổi sang hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái; thay thế lò hơi đốt than, đốt dầu bằng lò hơi điện, lò hơi sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên… Khi đầu tư cho xanh hoá chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.

Theo tính toán, chỉ riêng việc sử dụng nguyên liệu xanh giá đầu vào cao hơn 300% so với sản phẩm truyền thống, hay sử dụng nồi hơi điện chi phí sản xuất tăng lên 15-18%. Từ đó, sản phẩm đưa ra thị trường có sự cạnh tranh rất lớn về giá, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây cũng là lực cản đáng kể cho doanh nghiệp dệt may bước tiếp trên con đường xanh hoá. Ngành dệt may sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải, loại bỏ các chất gây lo ngại và loại trừ phát sinh vi sợi; biến đổi cách thức thiết kế quần áo, bán và sử dụng sao cho có thể giảm thải ra tự nhiên; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo.

 Ngành dệt may sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và giảm chất thải. 

Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định rõ quan điểm, xuất khẩu tiếp tục là động lực chính, quan trọng cho phát triển và tăng trưởng của ngành, phát triển ngành gắn bó với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi cần đồng bộ nhiều giải pháp.

Để phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu đối với ngành hàng dệt may từ 39 - 40 tỷ USD năm 2023, cũng như thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, đòi hỏi phải đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó,  Bộ Công Thương đã, đang và sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác bảo vệ môi trường, hoàn thiện chính sách, pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về môi trường liên quan đến ngành, đảm bảo tính minh bạch, khả thi và thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đánh giá lại mức độ ảnh hưởng về môi trường của công đoạn dệt nhuộm, hoàn tất, thuộc da để điều chỉnh các tiêu chí về môi trường cho phù hợp với tình hình thực tế và trình độ khoa học công nghệ hiện nay, tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương thu hút đầu tư phát triển ngành. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan phổ biến rộng rãi thông tin về công nghệ mới, thân thiện môi trường trong lĩnh vực dệt may, da giày, xác định công nghệ khuyến khích đầu tư làm cơ sở cho việc phê duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, đặc biệt là những dự án nhạy cảm về vấn đề môi trường.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn giữ vững thị trường xuất khẩu và lợi thế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu phải nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường. Một trong ba vấn đề cốt lõi mà Hiệp  hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chú trọng đó là tổ chức các lớp đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Hiệp hội sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khối doanh nghiệp dệt may, nâng cao nhận thức phát triển ngành theo hướng xanh-sạch-bền vững; phối hợp tích cực với các tổ chức quốc tế uy tín triển khai các chương trình về lao động, năng lượng xanh, tuần hoàn, tái chế, chuyển đổi số,…; tổ chức xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu và lộ trình chuyển đổi là kế hoạch dài hạn, đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt trong bối cảnh thị trường quốc tế liên tục biến động. Về tổng thể, chuyển đổi cần gắn kết số hóa và xanh hóa, tránh tản mát, cục bộ. Lộ trình chuyển đổi cần chi tiết hóa các hành động chính cần thực hiện và đặt ra các mục tiêu và cam kết. Các chỉ số sẽ được sử dụng để đánh giá và giám sát hiệu suất. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tự chủ nguồn cung vật liệu nội địa, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu; tận dụng và tối ưu hoá đầu vào thông qua thiết kế, phát triển và sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường; đẩy mạnh mạng lưới liên kết bền vững các doanh nghiệp trong ngành và các bên liên quan theo chuỗi giá trị; xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu thông tin thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.

 

 

Nguyễn Lâm 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline