Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 13:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thứ năm, 17/08/2023 14:08

TMO - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một trong những chương trình trọng tâm đang được tỉnh Sơn La triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và tăng giá trị sản xuất

Từ năm 2018, tỉnh Sơn La đã bắt đầu triển khai chương trình OCOP nhằm xây dựng các sản phẩm đặc trưng theo tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Sau gần 5 năm thực hiện chương trình này đã mang lại những kết quả tích cực. Nhiều sản phẩm OCOP đã khẳng định được giá trị không chỉ trong nước mà vươn ra thị trường quốc tế. 

Năm 2022, tỉnh Sơn La tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Sơn La có 31 sản phẩm phát triển mới và sản phẩm công nhận lại. Các sản phẩm tham gia đánh giá đều được đầu tư sản xuất theo quy trình an toàn, chất lượng cao, có đầy đủ bao bì, mẫu mã sản phẩm, có tem, nhãn truy xuất nguồn gốc, rõ ràng. Đây là những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng vùng miền ở các địa phương, trong đó công nhận 20 sản phẩm OCOP đạt 4 sao cấp tỉnh, và 11 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh đến từ 29 hộ kinh doanh, HTX và doanh nghiệp trên địa bàn. 

Với đặc trưng của tỉnh, có nhiều sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền, phong phú về chủng loại bao gồm 5 nhóm chính: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm; dịch vụ, du lịch nông thôn. Theo thống kê đến nay, tỉnh Sơn La đã có 110 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, từng bước khẳng định giá trị các sản phẩm của địa phương mình. Trong đó, bao gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương. Ðặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Các sản phẩm OCOP tại các địa phương được đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tiêu thụ. Ảnh: VN 

Trên địa bàn tỉnh có 25 sản phẩm OCOP (Trong đó 6 sản phẩm 4 sao, 19 sản phẩm 3 sao) được sản xuất ra từ hoa, quả. Tiêu biểu như sản phẩm: mận sấy gừng; mận sấy mật ong; mận sấy thảo dược; hồng giòn sấy dẻo; thanh long sấy dẻo; chuối sấy dẻo Yên Châu; mứt dâu tây Mộc Châu; long nhãn sấy khô; mật ong Mộc Châu - Mật hoa Nhãn; táo đại Hưng Thịnh; quýt ngọt Nghĩa Hưng…. 09 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được cấp văn bằng bảo hộ, gồm: 01 chỉ dẫn địa lý (Quả xoài tròn Yên Châu). 08 nhãn hiệu chứng nhận, gồm: Cam Phù Yên; nhãn Sông Mã; táo Sơn tra Sơn La; na Mai Sơn; bơ Mộc Châu; chuối Yên Châu; mận Sơn La; chanh leo Sơn La.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Ðầu năm 2023 tỉnh đã tổ chức đánh giá phân hạng công nhận lại 12 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao, tập trung vào các nhóm thực phẩm chế biến, chè và sản phẩm đồ uống. Qua đánh giá, các sản phẩm đáp ứng tốt các điều kiện, tiêu chuẩn để đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP.

Trong tổng số 12 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng và công nhận lại, có tám sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, bốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Các chủ thể đã tập trung nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mở rộng việc liên kết giữa người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc tổ chức phân hạng công nhận lại đối với các sản phẩm OCOP, đã góp phần giúp tỉnh Sơn La đánh giá toàn diện các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận, hỗ trợ, định hướng được các chủ thể phát triển sản phẩm.

Cùng với đó, tỉnh đã công bố hết hạn chứng nhận bảy sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 4 sao, do đã quá 36 tháng kể từ lần được công nhận và cấp chứng nhận đăng ký lần đầu tiên. Các sản phẩm này sẽ không được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP, logo OCOP có gắn sao để in ấn trên bao bì, nhãn mác khi lưu thông, tiêu thụ trên thị trường kể từ ngày 19/4/2023.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai Bộ tiêu chí Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025. Bộ tiêu chí mới đã điều chỉnh, bổ sung một số nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia chương trình OCOP. Một trong những điểm mới của Quyết định 148 là việc đánh giá, phân hạng sản phẩm được thực hiện từ ngay cấp xã, thay là từ cấp huyện như trước đây. Bên cạnh đó, UBND cấp huyện sẽ công nhận các sản phẩm OCOP đạt 3 sao thay vì cấp tỉnh như trước, giúp các địa phương trong việc chủ động lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện cho các chủ thể.

Cũng trong bộ tiêu chí mới, các hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP dành cho các chủ thể đã sửa đổi theo hướng giảm nội dung và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện. Điều này, giúp các địa phương, các chủ thể dễ thực hiện hơn, đồng thời tăng số lượng và chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đạt chứng nhận OCOP.

Năm 2023, tỉnh Sơn La phấn đấu xây dựng từ 70 sản phẩm đến 80 sản phẩm được chứng nhận OCOP từ 3 sao đến 4 sao; mỗi huyện, thành phố ít nhất phải chứng nhận được năm sản phẩm OCOP trở lên. Theo đó, ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Qua đó, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị của các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, cải thiện thu nhập cho người dân, phát huy lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. 

Sơn La đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành để xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP. 

Thời gian gần đây, địa phương này đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế số trong quảng bá sản phẩm OCOP, tỉnh Sơn La quyết tâm đưa nhiều giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý vận hành để xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP. Vừa qua trong Chương trình "Chợ phiên OCOP - Sơn La - Về miền nông sản", chỉ trong 4h những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội với 12 phiên livestream đã thu hút hơn 20 triệu lượt tiếp cận, 572.180 lượt vào xem livestream, 5 tấn nhãn Sông Mã, cùng 2.350 đơn hàng nông sản được bán, mang về 467 triệu đồng doanh thu. Qua đó góp phần giới thiệu, lan tỏa hình ảnh quê hương Sơn La với nhiều sản phẩm đặc trưng đến đông đảo người tiêu dùng trong nước.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh Sơn La quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo các giống mới cho năng suất, chất lượng sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đến nay, toàn tỉnh Sơn La có 5.917 ha diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương. Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng với 785 hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có trên 30% hợp tác xã ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt. Hiện có 12 doanh nghiệp, hợp tác xã khoa học và công nghệ, 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Toàn tỉnh đã được cấp 281 mã số vùng trồng với diện tích 4.608,45 ha cây ăn quả phục vụ xuất khẩu và 34 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Đang hỗ trợ duy trì, phát triển 261 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; tiếp tục triển khai 7 dự án hỗ trợ tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.Với đặc trưng của tỉnh, có nhiều sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền, phong phú về chủng loại bao gồm 5 nhóm chính: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; lưu niệm; dịch vụ, du lịch nông thôn. 

 

 

Nguyễn Hạnh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline