Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Thúc đẩy hợp tác quốc tế thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu

Thứ bảy, 01/04/2023 06:04

TMO - Việt Nam đang tích cực lồng ghép các giải pháp thực hiện trong đó đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (11/2022), Việt Nam đã nộp Báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật tới Ban thư ký Công ước. So với NDC năm 2020, NDC cập nhật 2022 đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện từ 27% lên 43,5%.

Thỏa thuận Paris nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP 21(2015). Thỏa thuận Paris được ký kết với những nội dung chính là hạn chế tình trạng nóng lên của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 và nỗ lực cho một mục tiêu tham vọng hơn là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng những năm 1850).  

Mô hình sinh thái vườn đổi tổng hợp được triển khai tại Hà Tĩnh trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA). Ảnh: BHT. 

Từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt thỏa thuận Paris và ban hành kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở những cam kết về việc thực hiện các mục tiêu khí hậu, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh ngủ nguồn lực, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Từ đó, Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện tại Quyết định số 363 ngày 3/4/2019.

Sau gần 4 năm triển khai (2019 – 2023), Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) đã đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mới quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris.

Với sự hỗ trợ của Dự án và một số đối tác khác, Việt Nam trình NDC năm 2020 và cập nhật năm 2022, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các khung chính sách, kế hoạch về biến đổi khí hậu nhằm đưa ra lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 (11/2021) về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng được xây dựng và hoàn thiện. Đây là một trong những kết quả rất tích cực mà dự án đạt được.

Dự án cũng tư vấn và hỗ trợ các Bộ, ngành xây dựng được 4 hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành: Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), giao thông vận tải, xây dựng, và quản lý chất thải; xây dựng các chính sách, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong đó có thông tư Hướng dẫn về dãn nhãn năng lượng đối với ô tô con, xe mô tô, xe máy sử dụng năng lượng điện; rà soát mức giảm phát thải khí nhà kính đối với hoạt động chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng tại năm thành phố lớn; Quy định quản lý nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng, do Bộ Giao thông vận tải chủ trì.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án cũng hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành NN&PTNT đến năm 2030; thực hiện NDC ngành trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp…

Các mô hình giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái như "mảng tường xanh và vườn trên mái nhà" được triển khai tại tỉnh Quảng Bình. 

Nhằm giảm thiểu một cách chiến lược tác động tiêu cực gây ra bởi biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu, dự án VN-SIPA cùng các đối tác phát triển còn hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Thích ứng quốc gia (NAP), và Hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) các hoạt động thích ứng cấp quốc gia. Các chính sách, kế hoạch mang tính chiến lược đều được các Bộ, ngành lồng ghép các giải pháp thực hiện NDC nhằm xây dựng một nền tảng, cơ sở pháp lý hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngoài các hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành, dự án VN-SIPA đã thí điểm thành công 3 giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) đô thị ở TP. Đồng Hới, Quảng Bình, và 5 mô hình canh tác nông nghiệp dựa vào hệ sinh thái và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh. Giai đoạn từ năm 2023 – 2028, dự án hướng tới hoàn thiện thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu tại Việt Nam; tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học; có những hành động giảm nhẹ và thích ứng có thể đo lường kết quả.

Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề do biến đổi khí hậu, mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực, tuy nhiên Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện các cam kết quốc tế. Theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), định hướng giảm dần phụ thuộc nhiệt điện than đã được khẳng định với tỷ lệ đóng góp của các nhà máy nhiệt điện than giảm từ 38,12% năm 2018 xuống 34% vào năm 2020 và 27% vào năm 2030, loại bỏ một số nhà máy nhiệt điện than không khả thi trong Quy hoạch điện VII sửa đổi và không phát triển dự án điện than mới.

Quy hoạch điện VIII dành sự ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo với cơ cấu và sự phân bố hợp lý giữa các khu vực để bù đắp cho sụt giảm của điện than. Tỷ trọng của điện gió, điện mặt trời liên tục gia tăng. Năm 2020, điện gió, điện mặt trời đạt 13%, dự kiến năm 2025 đạt 14%, năm 2030 đạt 16%, năm 2035 đạt 18%, năm 2040 đạt 20% và năm 2045 đạt 22%.

Chương trình “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm trồng ít nhất 1 tỷ cây xanh đến 2025 không những giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống thoái hóa, xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt mà còn góp phần đáng kể hấp thụ khí nhà kính. Theo tính toán của Cơ quan Môi trường của Liên minh Châu Âu , khi cây trưởng thành, một cây mỗi năm sẽ hấp thụ từ bầu khí quyển khoảng 22kg CO2. Như vậy 1 tỷ cây xanh của Việt Nam khi trưởng thành mỗi năm sẽ hấp thụ khoảng 22 triệu tấn CO2 (bằng 2% tổng phát thải khí nhà kính của quốc gia vào năm 2030).

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline