Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 20:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm ô nhiễm môi trường do bụi mịn

Thứ ba, 26/11/2024 05:11

TMO - Thông tin từ Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trong khoảng 10 năm trở lại đây, ô nhiễm không khí đã tăng lên mức độ đáng lo ngại. Đặc biệt, bụi mịn đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp quyết liệt, thúc đẩy chuyển đổi xanh để cải thiện môi trường, giảm phát thải.

Đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, (Bộ TN&MT), cho biết kết quả quan trắc giai đoạn từ 2019 đến nay cho thấy hầu hết chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn đang ô nhiễm, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương. Trong các vấn đề ô nhiễm không khí, trọng tâm nhất là bụi. Kết quả quan trắc giai đoạn 2022-2023 cho thấy bụi mịn PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đều vượt quy chuẩn. Riêng Hà Nội bụi PM 2.5 dao động 26- 52μg/Nm3, vượt giới hạn 1,1-2,1 lần.

Đáng chú ý, tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1 tới tháng 4 và một đợt vào đầu tháng 10. Bên cạnh đó, thời gian ô nhiễm tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nguyên nhân khách quan là vào mùa Đông miền Bắc, các điều kiện khí tượng bất lợi như lượng mưa thấp, trời lặng gió, nghịch nhiệt nên bụi mịn không khuếch tán được gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí. Nguyên nhân chủ quan là từ nguồn giao thông, tiếp theo là công nghiệp, xây dựng và đốt mỏ.

Điều này cho thấy việc thúc đẩy chuyển đổi xanh, giảm phát thải là điều vô cùng quan trọng. Theo số liệu vào 8h00 sáng ngày 19/11, tại trạm quan trắc chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại số 556 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên cho thấy, chỉ số bụi PM 2.5 là 117 - tương đương với chất lượng không khí ở mức kém, mức thứ 3 trong thang 6 mức.

Theo cảnh báo, những người nhạy cảm sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Còn tại điểm đo tại Đại học Bách khoa Hà Nội, đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, có chỉ số bụi mịn PM 2.5 ở mức kém, lúc 8h00 cùng ngày là 114. Đại diện Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, ô nhiễm không khí (bụi mịn PM2.5) đang là vấn đề nóng bỏng của nhiều thành phố trên cả nước, trong đó có TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Đại diện Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam thông tin thêm, qua theo dõi số liệu quan trắc mấy năm gần đây, tại Hà Nội, có năm có tới hơn 30% số ngày trong năm chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu và mức kém. Đáng lo ngại hơn là xu thế này không giảm mà ngày càng tăng.

Những hạt bụi mịn PM2.5 nhỏ li ti mang theo đầy chất độc hại với đường kính nhỏ hơn 2.5um, nhỏ hơn 30 lần sợi tóc con người. Chúng đặc biệt nguy hiểm vì có thể luồn sâu vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi, làm giảm chức năng của phổi, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu…

Để cải thiện chất lượng không khí Thủ đô, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến 2035, nêu các chương trình ưu tiên hành động như rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý chất lượng không khí; giảm phát thải từ các nguồn chính từ giao thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp. Trong lĩnh vực giao thông TP Hà Nội đang rất quyết tâm thực hiện giao thông xanh.

Lượng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hoá thạch quá lớn là một trong những nguyên nhân khiến các thành phố lớn tại Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh minh hoạ: NH). 

Hà Nội dự kiến chi 43.000 tỉ đồng từ nay đến 2030 đầu tư xe buýt xanh. Trong số các kịch bản mà thành phố dự kiến, kịch bản sử dụng 100% xe buýt điện là thể hiện sự quyết tâm nhất, tốt nhất cho môi trường. Bởi thực tế, việc chuyển đổi phương tiện sang dùng khí tự nhiên, tuy sạch hơn nhưng thực chất chỉ là đổi từ loại nhiên liệu hóa thạch này sang loại nhiên liệu hóa thạch khác.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (GTVT), tính đến đầu năm 2024, số lượng ô tô và xe máy trên toàn thành phố là hơn 8 triệu phương tiện, trong đó có hơn 1,1 triệu phương tiện ô tô và gần 7 triệu phương tiện xe máy. Trung bình mỗi năm số lượng phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng thêm 390 nghìn phương tiện. Riêng quý I/2024, thành phố đã ghi nhận thêm khoảng 8.790 lượt đăng ký ô tô và xe máy mới.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí tại Thủ đô chiếm 70% chủ yếu đến từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô, xe máy và các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch để hoạt động.

Trước thực trạng trên, Đại diện Chương trình đào tạo kỹ thuật ôtô, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong ngành ôtô. Xe điện hóa, đặc biệt là xe thuần điện, là tương lai tất yếu của giao thông toàn cầu và Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu cũng như ứng dụng những giải pháp này.

Khí thải từ các phương tiện giao thông là nguyên nhân lớn nhất khiến bụi mịn bao trùm các thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh thời gian gần đây. Chính vì vậy, chuyển đổi xanh trong giao thông là giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Tại Hà Nội và cả TP Hồ Chí Minh những năm gần đây, phát triển giao thông xanh được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Do đó, thành phố đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025-2030, với việc vận hành các tuyến đường sắt trên cao, hay hệ thống xe bus điện…/.

 

 

Thu Minh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline