Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 23:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Thúc đẩy các giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành tôm, muối

Thứ hai, 05/12/2022 11:12

TMO - Bạc Liêu là một trong 6 tỉnh trọng điểm nuôi tôm của cả nước, đồng thời cũng là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước với gần 1.500 ha, sản lượng hằng năm đạt hơn 15.000 tấn. Với những lợi thế này, việc thúc đẩy các giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị ngành tôm, muối sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. 

Bạc Liêu hiện là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao, với sản lượng 25 tỷ con giống/năm, chiếm hơn 50% của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 20% cả nước. Toàn tỉnh có 188 cơ sở sản xuất tôm giống; trong đó, 159 cơ sở sản xuất tôm sú, 29 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng, 137 cơ sở ương dưỡng tôm giống. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 33 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất khoảng 125.000 tấn thành phẩm/năm, thị trường tiêu thụ là gồm các nước lớn và có nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản…Đây được coi là nền tảng để địa phương này phát triển chuỗi giá trị ngành tôm.

Thời gian qua, nhiều dự án phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững đã được hình thành; ngành Nông nghiệp cũng triển khai thành công nhiều mô hình sản xuất theo hướng liên kết. Theo đó, có 8 HTX, 2 tổ hợp tác (THT) nuôi trồng thủy sản có diện tích gần 5.000ha, sản lượng bao tiêu đạt trên 12.000 tấn tôm. Việc thực hiện hợp tác, liên kết theo mô hình chuỗi giá trị đã giúp nông dân thu lợi nhuận cao hơn so với sản xuất ngoài mô hình từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha. Đặc biệt là giúp nông dân từng bước hướng đến sản xuất mang tính cộng đồng, được bao tiêu hết sản phẩm và không bị thương lái ép giá. Đối với doanh nghiệp thì chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng cao, sản lượng hàng hóa lớn và đáp ứng được nhu cầu thị trường xuất khẩu.

Thu hoạch tôm trong nhà kính tại vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Thanh Phong 

Việc liên kết sản xuất, hình thành các HTX, liên hiệp HTX nhằm xây dựng vùng nuôi tôm nguyên liệu và nâng cao chuỗi giá trị tôm xuất khẩu. Để đáp ứng yêu cầu này, Bạc Liêu đã và đang xây dựng vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao diện tích 27.200ha, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 4.000ha tại TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Đông Hải. Bên cạnh đó, hình thành vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 8.000ha tại TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Đông Hải; vùng nuôi luân canh tôm sú - lúa 8.000ha tại huyện Phước Long, Hồng Dân, TX. Giá Rai; vùng nuôi tôm càng xanh toàn đực 2.500ha tại huyện Hồng Dân; vùng nuôi tôm sinh thái kết hợp trồng rừng ổn định với diện tích 4.700ha tại huyện Hòa Bình và Đông Hải.

Nghề muối tại Bạc Liêu trải qua hơn 100 năm phát triển, mang đầy đủ tính chất của một nghề thủ công truyền thống và mang đầy đủ các đặc trưng của đời sống dân gian, được truyền nghề qua nhiều thế hệ. Sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận chỉ dẫn địa lý năm 2013 và cuối năm 2020, nghề muối tỉnh Bạc Liêu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao, cho đến nay.

Muối Bạc Liêu được đưa vào thị trường Nhật Bản, đã khẳng định được thương hiệu và có một vị trí nhất định trên thị trường trong, ngoài nước. Thực hiện tái cơ cấu ngành muối, tỉnh đã phê duyệt Đề án Nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 duy trì diện tích sản xuất muối của tỉnh là 1.500ha, sản lượng muối đạt 55.000 tấn/năm; trong đó, diện tích muối kết tinh trên nền trải bạt 120ha.

Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành muối sẽ giúp Bạc Liêu khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh tế. Ảnh: TK 

Vừa qua, tại hội thảo khoa học giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành tôm và muối Bạc Liêu do UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức, đại diện Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề nghị ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu cần tập trung thực hiện các chính sách đã ban hành về hỗ trợ diêm dân, doanh nghiệp cũng như tăng cường đào tạo hỗ trợ khoa học, kỹ thuật. Địa phương cần giải thích cho người dân hiểu khi tham gia các chuỗi liên kết sẽ đạt được những lợi ích gì. Đồng thời, tập trung xây dựng thương hiệu muối Bạc Liêu, sản phẩm du lịch trải nghiệm nghề làm muối, các sản phẩm lưu niệm từ muối; phối hợp, xây dựng và tổ chức lễ hội muối định kỳ hằng năm để thu hút du khách qua đó nâng cao giá trị sản xuất muối tại các địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng nghề nuôi tôm tại Bạc Liêu đang đối diện với thách thức lớn là môi trường thay đổi. Do vậy, để nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu tồn tại và phát triển cần phải đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ. Liên quan đến nội dung này, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan sớm đưa vào sử dụng Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm ứng dụng công nghệ cao trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và vùng sản xuất tôm giống tập trung mới 150ha tại xã Long Điền Tây (huyện Đông Hải), góp phần xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến về tôm của cả nước… Bên cạnh đó, cần thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để đầu tư hạ tầng vùng nuôi, hệ thống xử lý nước thải tập trung… đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng thương hiệu cho con tôm Bạc Liêu.

Phổ biến nhân rộng mô hình liên kết theo chuỗi khép kín ở những nơi có điều kiện; tích cực mời gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ nguồn lực, uy tín, có đầu ra ổn định để thực hiện liên kết bao tiêu. Đồng thời, phải tăng cường công tác quản lý thị trường, phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi mua bán tôm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. 

 

 

Phúc Nguyên

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline