Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 19:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Thúc đẩy các giải pháp hạn chế thay đổi dòng chảy sông Mê Công

Thứ ba, 01/03/2022 15:03

TMO- Trước tình hình thay đổi dòng chảy sông Mekong, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã và đang theo sát tình hình, thúc đẩy các cơ chế hợp tác khu vực nhằm thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất Ủy hội sông Mekong quốc tế tăng cường mạng lưới quan trắc tài nguyên nước trên lưu vực sông Mekong, đặc biệt là mạng giám sát tác động thực tế của các công trình thủy điện dòng chính sông Mekong. Đây sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng để Việt Nam giám sát vận hành các công trình thủy điện dòng chính sông Mekong, qua đó, có thể yêu cầu chủ đầu tư các công trình này thực hiện nghiêm túc các cam kết, thỏa thuận giảm thiểu tác động.

Ngoài ra, Bộ TN&MT còn tích cực trao đổi, đàm phán với các quốc gia trong lưu vực tại các diễn đàn đa phương và song phương về các quan ngại của Việt Nam và đề nghị các quốc gia thượng nguồn sông Mekong chia sẻ kịp thời các thông tin số liệu liên quan với các quốc gia phía hạ du.

Trong cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương, đã hình thành cơ chế chia sẻ thông tin số liệu khí tượng thủy văn quanh năm tại một số trạm quan trọng trên lưu vực sông Lan Thương, chia sẻ số liệu vận hành bất thường (sửa chữa, sự cố...) của đập thủy điện Cảnh Hồng (công trình nằm cuối cùng trong bậc thang thủy điện trên sông Lan Thương thuộc Trung Quốc), để các quốc gia hạ nguồn chủ động điều chỉnh các kế hoạch khai thác sử dụng nước phù hợp, dự báo dòng chảy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động dân sinh.

Ảnh minh họa

Cùng với đó, Bộ TN&MT phối hợp cùng Ủy hội và các quốc gia thành viên triển khai các nghiên cứu chung về tác động của các hoạt động phát triển ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu đến môi trường vùng hạ du; phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt giảm dòng chảy trên sông Mekong và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động phù hợp.

Bên cạnh các nghiên cứu chung, Bộ TN&MT, Ủy ban sông Mekong Việt Nam cũng chủ động tiến hành nghiên cứu, dự báo các tác động để làm cơ sở xây dựng các giải pháp ứng phó kịp thời. Thường xuyên ban hành các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, tài nguyên nước (bao gồm dự báo mặn) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ban hành các báo cáo tổng kết hàng năm, mùa về dòng chảy trên sông Mekong, đưa ra các nhận định, dự báo dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô và mùa lũ tiếp theo, trợ giúp các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp.

Trên cơ sở một số kết quả đã đạt được và tình hình diễn biến trên lưu vực, thời gian tới, Bộ TN&MT, Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong; thường xuyên giám sát tình hình nguồn nước sông Mekong; thu thập thông tin, số liệu để tiếp tục ban hành các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, bản tin tài nguyên nước về Đồng bằng sông Cửu Long và các báo cáo tổng kết hằng năm.

Thúc đẩy, giám sát việc thực hiện các cam kết trong các Tuyên bố chung về kết quả tham vấn của các dự án thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong; thúc đẩy sự tham gia của Ủy hội và các quốc gia ven sông trong xây dựng quy trình vận hành liên hồ cho toàn bộ bậc thang thủy điện dòng chính, bảo đảm hài hòa lợi ích các bên; tổ chức tốt các hoạt động tham vấn đối với các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mekong.

Đồng thời, tiếp tục sử dụng diễn đàn Ủy hội sông Mekong quốc tế và các cơ chế hợp tác khu vực khác để có ý kiến với các quốc gia thượng nguồn trong các hoạt động khai thác sử dụng nước và điều tiết dòng chảy đảm bảo lợi ích ở hạ du.

 

Thế Quyền

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline