Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 10:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Thu gom, xử lý chất thải rắn: Góc nhìn từ doanh nghiệp và hộ gia đình (Kỳ 2 - hết)

Thứ ba, 23/11/2021 12:11

TMOHiện nay Việt Nam ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Đồng hành với quá trình này là sự gia tăng dân số mạnh mẽ và kèm theo gia tăng chất thải rắn sinh hoạt cả về khối lượng, thành phần đa dạng hơn rất nhiều. Nếu trước đây, chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao từ 80-96% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 50-70%; thành phần giấy và kim loại trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần... nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su trước đây có tỷ lệ thấp thì nay có xu hướng tăng hơn.

Kỳ 2. Vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bảo vệ môi trường là yêu cầu đối với mọi người; Chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau.

“Đẩy mạnh tuyên truyền vận động”  là một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.

Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân. Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.

Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp

Nhìn chung, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất của cải và dịch vụ để bán. Mục tiêu cơ bản và xuất phát điểm của phần lớn doanh nghiệp là hướng đếnlợi nhuận, mở rộng thị phần, giảm chi phí.

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, là nơi sử dụng các tài nguyên thiên nhiên để sản xuất ra các hàng hóa cho các nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và cũng là nguồn thải lớn nhất các loại chất thải ra môi trường tự nhiên. Do vậy doanh nghiệp có vai trò rất lớn, chính yếu trong chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn.

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, ở bài viết này nhóm tác giả mới tạm phân ra hai loại doanh nghiệp để nghiên cứuvai trò, trách nhiệm của họ: đó là doanh nghiệp phát sinh chất thải và doanh nghiệp dịch vụ vệ sinh như sau đây:

Đối với doanh nghiệp phát sinh chất thải

Doanh nghiệp - Chủ nguồn thải phải đăng ký và thực hiện các quy định của pháp luật. Phải thực hiện phân loại chất thải rắn thành các loại: thông thường, không nguy hại và nguy hại theo quy định quản lý từng loại chất thải.

Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh chất thải rắn phải tự tổ chức lưu giữ an toàn các chất thải rắn trong khu vực sản xuất, kinh doanh của mình và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý, tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Đối với doanh nghiệp dịch vụ trong lĩnh vực quản lý chất thải

Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành: Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt vô cơ; cũng có thể phân chia theo khả năng tái chế, tái sử dụng, tuần hoàn của các thành phần vật chất tạo nên chất thải đó để có biện pháp thích hợp.

Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện về phương tiện thu gom, vận chuyển, các bãi tập kết rác thải sinh hoạt; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai, giám sát việc phân loại chất thải tại nguồn phù hợp với điều kiện địa bàn quản lý; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt đến nơi xử lý theo quy định.

Trên các tuyến đường phố, quảng trường, nơi công cộng tập trung đông người, các đơn vị vệ sinh môi trường đặt các thùng rác công cộng tại các địa điểm thuận tiện để phục vụ việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; hàng ngày thực hiện thu gom bằng xe tải nhỏ hoặc xe chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông.

Các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thực hiện hàng ngày việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết về nơi xử lý theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổ chức nhặt rác hàng ngày theo quy định. Không tập kết xe gom, xe vận chuyển ở các địa điểm ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông.

Chất thải rắn sinh hoạt rơi vãi trên đường, hè phố, nơi công cộng,… phải được các doanh nghiệp dịch vụ môi trường thu gom, quét dọn hàng ngày. Trường hợp trên hè, đường phố, nơi công cộng có đất, cát, phế thải xây dựng hoặc chất thải sinh hoạt rơi vãi mất vệ sinh và mất an toàn giao thông, đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn phải chủ động khắc phục ngay khi kiểm tra phát hiện (hoặc nhận được tin báo).

Chất thải rắn sinh hoạt được đơn vị vệ sinh môi trường vận chuyển về các khu xử lý để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, các phương tiện vận chuyển phải an toàn, đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi; khi vào bãi đổ phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý khu xử lý chất thải.

Cộng đồng dân cư

Để đơn giản, ở bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ “cộng đồng dân cư” theo quy định tại Khoản 28 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Theo đó“cộng đồng dân cư” là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cộng đồng dân cư đều có người đại diện, được bầu hay cử ra. Liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, hộ gia đình là bộ phận của cộng đồng cư dân cần thực hiện các quy định sau đây:

1. Về phía người dân, sẽ được vận động ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường sống; Với việc tổ chức đồng bộ giải pháp tuyên truyền, tăng cường nhận diện sản phẩm xanh, kết hợp giải pháp kinh tế, trong những năm qua, Đặc biệt, phấn đấu đạt Thương hiệu xanh. Theo đó, có “Tiêu dùng Xanh”; Phải thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến đúng nơi quy định theo hợp đồng thực hiện dịch vụ.

2.  Không phát thải các chất thải gây mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường, tạo khí thải vượt quá quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

3. Phải nộp đủ và đúng thời hạn phí chất thải rắn theo Quyết định của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.

4. Tham gia hoạt động quét dọn vệ sinh môi trường khu phố , đường làng ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản giữ vệ sinh chung của cộng đồng dân cư.

5. Các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy định thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian, địa điểm quy định của đơn vị thu gom rác, không để vật đựng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình ra lòng đường, vỉa hè.

6. Các hộ gia đình phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, lưu giữ đảm bảo vệ sinh môi trường ở trong nhà và chuyển đến các điểm tập kết, phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, đúng nơi quy định.

7. Các hộ, cá nhân có cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải có phương tiện, dụng cụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bố trí điểm thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt và phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định. Các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh nhỏ phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chuyển đến các điểm tập kết, các phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, địa điểm quy định.

8. Cá nhân, hộ gia đình và tổ chức liên quan có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn xây dựng phải thực hiện phân loại chất thải rắn xây dựng thành các loại: đất, bùn hữu cơ; cát, đá và chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói vỡ, trạt vữa, kính vỡ, gỗ, chất dẻo, sắt thép, bao bì vật liệu …) để có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp.

9. Cá nhân, hộ gia đình và tổ chức liên quan làm phát sinh chất thải xây dựng phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm bụi bẩn, ô nhiễm; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng. Phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng về đúng nơi quy định của các đô thị và các cụm dân cư tập trung hoặc trong trường hợp tự vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải xây dựng của đô thị , cụm dân cư tập trung, thì các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ điều kiện quy định, không để rơi vãi chất thải trên đường và phải nộp phí xử lý chất thải xây dựng tại bãi chôn lấp theo quy định.

10. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình: Rác được phân loại thành chất hữu cơ dễ phân hủy và các loại khác và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định.

Cộng đồng Doanh nghiệp được chú ý trong bài này là các doanh nghiệp phát sinh chất thải và doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các dịch vụ môi trường và doanh nghiệp xã hội.

Cộng đồng dân cư chủ yếu thuộc đối tượng phát sinh chất thải. Cộng đồng dân cư, hộ gia đình có thể tự phân loại chất thải tại nguồn và tham gia một phần quá trình tái chế, tái sử dụng và xử lý ban đầu chất thải từ nguồn, nhất là thực phẩm thừa và chất thải hữu cơ từ nhà bếp.

Đó là những đối tượng quan trọng trong nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Nội dung bài viết mới là một số định hướng và giải pháp bước đầu về quyền và trách nhiệm của công đồng doanh nghiệp, hộ gia đìnhtrong khuôn khổ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt” mà VACNE đang triển khai. Các kết quả nghiên cứu cụ thể của nghiên cứu sẽ tiếp tục được công bố trong thời gian tới nhằm tiếp nhận được nhiều luồng ý kiến của cộng đồng có cùng mối quan tâm về chủ đề này.

 

 

Nhóm tác giả: GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Th.S Nguyễn Quốc Công, CN. Nguyễn Danh Trường, Th.S Phạm Thị  Bích Thủy (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam –VACNE)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline