Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 14:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Thơ mộng dòng Nho Quế

Chủ nhật, 05/06/2022 16:06

TMO - Nằm dưới chân những ngọn núi đá hiểm trở, dòng sông Nho Quế êm đềm tựa dải lụa xanh mềm mại uốn lượn, ôm ấp những triền núi kỳ vĩ, tạo nên bức tranh thủy mặc hài hòa.

Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam, Trung Quốc) từ độ cao 1500m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chảy vào Việt Nam ở địa đầu cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 

Sông nho Quế, hẻm Tu Sản nhìn từ đèo Mã Pì Lèng, một trong "tứ đại đỉnh đèo" hiểm trở nhất vùng núi Tây Bắc, Việt Nam 

Sau khi đi qua hẻm núi Tu Sản và chảy dọc theo con đèo huyền thoại Mã Pí Lèng, dòng Nho Quế đến địa phận Mèo Vạc. Từ đây dòng sông chảy theo hướng Đông Nam để đến tỉnh Cao Bằng và cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.

Nhìn từ trên cao, dòng Nho Quế như một dải lụa xanh mướt uốn lượn dưới những dãy núi đá tai mèo kỳ vĩ. Màu nước của sông Nho Quế đặc trưng bởi sự trong và xanh ngắt, từ mặt nước có thể nhìn xuống lớp thực vật sâu cả mét. Với địa hình vô cùng hiểm trở, vực sông Nho Quế được xem là một trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á, là một trong những thung lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Màu nước của sông Nho Quế đặc trưng bởi trong và xanh ngắt. Ảnh: Thanh Hải 

Đi trên đỉnh đèo bốn mùa bồng bềnh trong mây, nhìn xuống vực dưới sâu hàng nghìn mét, ta có thể ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt uốn lượn quanh triền núi và cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên được thể hiện qua sự giãn nở của các tầng địa chất tạo nên hẻm vực. Đứng ở trên cao nhìn xuống sông Nho Quế uốn lượn như sợi chỉ xanh lung linh bắc xuống từ trời cao.

Hồ thủy điện Nho Quế là điểm đến hấp dẫn khi xuôi dòng. Ảnh: Thanh Hải 

Trước đây, nước sông chủ yếu là nguồn thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho những thửa ruộng bậc thang. Ngày nay, khi đập thủy điện được xây dựng, nước được điều tiết nên lòng sông bắt đầu được đầu tư khai thác du lịch.

 

Thanh Huyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline