Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 12:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Tháp cổ Po Sah Inư trên đồi Bà Nài

Thứ năm, 02/11/2023 07:11

TMO - Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, tháp Po Sah Inư (Bình Thuận) vẫn đứng sừng sững, trầm mặc với vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn. 

Tháp Pô Sah Inư cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km về phía Đông Bắc. Tháp nằm trên ngọn đồi khi xưa có tên là đồi Bà Nài thuộc địa phận thôn Ngọc Lâm, phường Phú Hài (xưa là Phố Hài), thành phố Phan Thiết. Tháp Po Sah Inư là một trong ba nhóm đền tháp Chăm thuộc phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, cùng với tháp Podam (Pô Tằm) ở huyện Tuy Phong và nhóm tháp Làng Gọ ở xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc. 

Tháp Po Sah Inư. Ảnh: NL. 

Nhóm đền tháp Po Sah Inư có 3 tháp gồm Tháp Chính (tháp A), tháp thờ thần Lửa (tháp C) và tháp B thờ bò thần Nandin (cuối thế kỷ 19 vẫn còn, sau đó đã mất). Đây là nhóm đền tháp duy nhất được xây dựng trên đồi cao gần biển trong phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai của nền văn hóa Chămpa, trong khi tất cả các tháp khác đều tọa lạc trên đồi cao hoặc khu vực đồng bằng xa biển.

Tháp Po Sah Inư trở thành điểm đến thu hút du khách tại TP Phan Thiết. 

Tháp Chính thờ thần chủ Siva, trong lòng tháp vẫn còn bệ thờ Linga-Yoni là biểu tượng của thần, có niên đại cùng thời với tháp cho đến nay. Từ thế kỷ 19-20, nhiều người thường gọi là tháp Phố Hài trùng với địa danh ở đây. Tháp Chính là tháp lớn và cao nhất trong nhóm. Tháp cao 16m; có tất cả 3 tầng, hai tầng trên có kiến trúc gần giống tầng dưới nhưng giảm dần kích thước cũng như các chi tiết kiến trúc và nghệ thuật. 

Ở lưng chừng mái tháp có 4 lỗ thông hơi về 4 hướng, nhằm thông hơi và hút khí nóng trong lòng tháp ra ngoài, phần nào tạo sự cân bằng giữa bên trong và bên ngoài, sự hòa hợp giữa thần linh và trời đất. Đây chính là điểm nhấn về tâm linh khi các chức sắc thực hiện lễ nghi và họ tin rằng, các vị thần từ cõi trên đi về bằng con đường này. Tháp Chính cũng là nơi được tập trung những giá trị về kiến trúc vật chất và tinh thần cũng như về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo.

Tháp B cao 12m, có 3 tầng như tháp A nhưng nhỏ hơn. Trong lòng tháp thờ bò thần Nandin mà từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 người dân địa phương vẫn thấy, sau đó không thấy nữa. Trong đợt khai quật khảo cổ những năm 1991-1995, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số mảnh và bàn chân của bò thần Nandin. Trước tháp có một sân lễ lớn, hiện nay dùng dựng rạp trong lễ Katê. Tháp C do chức năng nguyên thủy ban đầu là thờ thần Lửa nên kiến trúc chỉ có 1 tầng bao gồm cả chân đế, thân và đỉnh tháp, tháp có chiều cao 5m; chiều rộng mỗi cạnh gần 4m. Dấu vết sụp đổ cho biết hàng trăm năm trước cho đến những năm 80 của thế kỷ 20, phần đỉnh và mái tháp bị sạt đổ cùng với đế tháp bị mủn mục sâu vào bên trong thân tháp.

Lễ hội Katê được tổ chức đều đặn tại tháp Po Sah Inư cổ kính

Sau khi tu bổ tôn tạo xong, chức năng của tháp được sử dụng lại, nhưng chủ yếu là nơi người ta để lễ vật trước khi vào hành lễ ở tháp Chính. Cả 3 ngôi tháp trong nhóm Po Sah Inư đã được tu bổ, tôn tạo lại nhiều lần để có được hình dáng kiến trúc và không gian văn hóa như hiện tại. Năm 2005, lễ hội Katê được phục dựng với đầy đủ các quy trình về không gian, thời gian, hình thức, nội dung và giá trị nguyên gốc như xưa. Từ lúc được phục dựng cho đến nay, hàng năm lễ hội Katê được tổ chức đều đặn tại tháp Po Sah Inư cổ kính, trở thành điểm đến thu hút du khách tạo đà cho phát triển du lịch.

 

 

Thu Hương

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline