Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 14:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Tháp cổ nghìn năm tuổi ở Bình Định

Thứ ba, 26/12/2023 05:12

TMO - Tháp Bánh Ít (Bình Định) nghìn năm tuổi là quần thể độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng cùng những bức tượng đá trầm tư mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm.

Tháp Bánh Ít, còn có tên là tháp Bạc (tiếng Pháp là Tour d’argent), trong tiếng J'rai là Yang Mtian là một cụm tháp cổ Chăm Pa, thuộc thôn Đại Lộc (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km về phía tây bắc. Cái tên Bánh Ít được lý giải vì nằm trên đồi cao, nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít - một loại đặc sản của tỉnh Bình Định.

Theo các bia ký và nghiên cứu khảo cổ, tháp Bánh Ít được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Cụm tháp tọa lạc trên ngọn đồi cao 75m, quay về hướng Đông. Những dấu tích nền móng để lại cho thấy, xưa kia đây từng là một quần thể hoành tráng nhưng nay chỉ còn 4 tháp. Dẫu vậy, đây là di tích đền tháp Chăm Pa còn lại nhiều nhất ở Bình Định.

Tháp Bánh Ít nghìn năm tuổi là tiêu biểu cho kiến trúc độc đáo của người Chăm ở Bình Định. 

Theo nguyên tắc xây dựng đền tháp Chăm Pa, tháp đầu tiên, thấp nhất là tháp Cổng (Gopura), nằm ở phía đông, cao khoảng 13m và chỉ có một lối đi qua hai cửa thông nhau theo hướng đông - tây. Tháp mở hai cửa thông nhau đi hướng Đông – Tây, cùng nằm trên một trục thẳng với cửa tháp chính trên đỉnh đồi. Hai mặt còn lại của tháp là hai cửa giả, không thông với lòng tháp nhưng vòm được tạo dáng giống như cửa thật. Mặc dù đã bị hư hại nhiều, tháp cổng còn khá vững chãi. Quanh thân tháp có các trụ đá ốp để trơn không trang trí. Diềm mái tháp hơi nhô ra nâng toàn bộ ba tầng mái trang trí đơn giản nhưng khỏe khoắn. 

Tháp Cổng. Ảnh: HV. 

Ở lưng chừng đồi, bên trái là tháp Bia (Posah) có bình đồ hình vuông, trang trí nhiều lọ hình quả bầu ở tầng trên với các khối cong nhịp nhàng, làm mềm mại và hài hòa với những đường nét kỷ hà ở tầng dưới. Trên đỉnh đồi là hai ngôi tháp đứng cạnh nhau. Nằm gần kề với tháp chính Tháp Hỏa (Kosagrha) có phần mái có hình vòm cong úp xuống như một chiếc yên ngựa nên mọi người thường gọi tháp này bằng cái tên tháp Yên Ngựa. Không chỉ phần mái mà từ phần đế tháp được xây rộng và thu hẹp dần khi đến thân, tạo nên điểm thanh thoát, uốn dẻo như “chiếc eo” của người thiếu nữ Chăm. 

Tháp Bia. Ảnh: HV. 

Tháp Chính (Kalan) nằm thẳng trục với tháp Cổng. Tháp Chính cũng là đền thờ và là khối kiến trúc lớn nhất trong quần thể tháp Bánh Ít với độ cao 29,6m; được xây theo một khối hình vuông cùng vòm mái hình mũi nhọn hướng lên trời. Cửa chính còn được trang trí diềm phù điêu khắc tạc hình Ganesa (người đầu voi, thần hạnh phúc và may mắn, con trai của thần Siva và thần nữ Parvanti), hình Hamuman (khỉ thần, theo truyền thuyết là con trai thần Gió Vayu, đã giúp hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cứu được công chúa Sita). Những tượng này đều được thể hiện trong tư thế đang nhảy múa rất sống động. 

Các cửa giả ở ba mặt còn lại đều mô phỏng cấu trúc và trang trí của cửa chính nhưng phần đắp nhô ra chỉ bằng 1 nửa cửa chính. Các phù điêu trang trí trên các cửa giả chỉ có hình Ganesa mà không thấy hình Hanuman như ở cửa chính. Bên trong tháp, bức tượng nữ thần Shiva tọa trên đài sen. Tuy bức tượng này chỉ là bản phục chế lại từ bản gốc nhưng vẫn giữ được hình ảnh chân thật như nguyên bản.

Tháp Chính trong quần thể tháp Bánh Ít. 

Vật liệu xây dựng tháp Bánh Ít là gạch đất nung được xây khít mạch, kết hợp với một số chi tiết, phù điêu, tượng bằng đá. Tháp Bánh Ít có phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Trên các tháp có trang trí nhiều hoa văn, những nhân vật, điển tích của Ấn Độ giáo, được thể hiện tỉ mỉ và công phu, sống động, giàu mỹ cảm. Mặc dù đã bị hư hại nhiều bởi thời gian và chiến tranh, nhưng những ngọn tháp vẫn đứng sừng sững qua 10 thế kỷ. Cụm tháp này được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982 và được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận vào top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất vào năm 2014. 

 

 

Bảo Ngọc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline