Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 13:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản

Thứ ba, 25/06/2024 07:06

TMO - Nhiều bất cập về áp trần chi phí lãi vay, quy định kiểm dịch, thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản đã được kiến nghị tháo gỡ để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, gia tăng giá trị xuất khẩu. 

Theo đó, về quy định áp trần chi phí lãi vay, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, nên nguồn vốn ngân hàng là kênh chính để đầu tư, phát triển, đặc biệt giai đoạn hiện nay ngoài nguồn vốn vay, các kênh huy động vốn từ thị trường tài chính gần như không hiệu quả.

Vì vậy, giao dịch cho vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp cần được nhận định là một hoạt động kinh doanh bình thường trong đó sản phẩm là nguồn vốn. Việc áp trần chi phí lãi vay này sẽ khiến doanh nghiệp không có đủ tiềm lực hoặc ngại đầu tư, đổi mới công nghệ. Trong khi đầu tư, đổi mới là sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, cũng như nền kinh tế của đất nước nói chung.

Với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản, theo VASEP, sau nhiều năm vướng mắc liên quan việc áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao tới 20% tại cục thuế nhiều địa phương do cục thuế xác định sản phẩm thủy sản là từ “hoạt động sơ chế”, sau kiến nghị của VASEP và tham vấn ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/3/2021 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2550/BTC-TCT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP, xác định rõ “là hoạt động chế biến thủy sản” làm căn cứ để các cục thuế xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, việc này cần được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất.

VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm đưa vào văn bản quy phạm pháp luật việc xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến” để thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo tinh thần văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12-3-2021 của Bộ Tài chính và văn bản số 9494/BTC-VP của Bộ Tài chính (ghi nhận ý kiến của VASEP để nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách).

Nhiều vấn đề vướng mắc, bất cập được VASEP kiến nghị tháo gỡ để ổn định sản xuất, gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thủy sản. Ảnh: TTX. 

Đối với thủ tục cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (S/C) tại các cảng cá, nhiều doanh nghiệp phản ánh, sau khi doanh nghiệp đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài và mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2 - 3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Dù doanh nghiệp đã tăng cường làm việc với các đầu mối và kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng vẫn vô cùng thấp thỏm sau khi đã chốt mua xong nguyên liệu.

Trong khi đó, lý do khiến các doanh nghiệp mua nguyên liệu xong không được cấp S/C nằm ở các khâu mà doanh nghiệp không thể kiểm soát như xác nhận điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá hay tàu cá khai thác ở vùng biển không đúng quy định… Doanh nghiệp chỉ biết những tàu cá này vẫn được phép ra khơi khai thác, được kiểm tra và cho phép cập cảng.

Những bất cập này đã được VASEP đã báo cáo, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tháng 1/2024 nhưng chưa được giải quyết. Do đó, VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thay đổi quy định, cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình truy xuất nguồn gốc, kiểm soát IUU. 

Theo VASEP, quy định về bảo tồn của EU không đề cập kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà chỉ áp dụng với một số loài nhạy cảm; kích thước tối thiểu cũng thay đổi khác nhau tùy từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó. EU bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng biện pháp quy định hạn ngạch, thời gian cấm biển… chứ không chỉ quy định bằng kích thước tối thiểu được khai thác. Các tàu cá của nước ngoài vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1,5 kg và vẫn được cấp chứng nhận thủy sản khai thác...

Dự kiến, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản có thể đạt trên 4,4 tỷ USD. 

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản có thể đạt trên 4,4 tỷ USD. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết: Từ đầu năm đến nay, trong các sản phẩm thủy sản chính có mực, bạch tuộc và các loại cá (cá biển, cá nước ngọt) có giá trị xuất khẩu thấp hơn so cùng kỳ năm ngoái. Song xuất khẩu tôm và cá tra tăng nhẹ (lần lượt là 7% và 4%); xuất khẩu cua, ghẹ tăng mạnh nhất (84%), cá ngừ cũng tăng tích cực (22%), xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 13%.

Hiện, 4 thị trường lớn nhất nhập khẩu thủy sản Việt Nam là: Hoa Kỳ Trung Quốc, Nhật Bản và EU. Tuy nhiên, từ đầu năm, chỉ thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu tích cực với mức tăng trưởng 7% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU tương đương cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhẹ (2%). 

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này. Năm 2024, ngành thủy sản phấn đấu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Song, thách thức lớn nhất đối với thủy sản Việt Nam vẫn là chất lượng và cảnh báo từ Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Việc vướng cảnh báo thẻ vàng IUU đang là cản trở lớn để xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bền vững.  

 

 

Thanh Hằng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline