Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 23:04

Tin nóng

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Thứ tư, 16/04/2025

Thái Nguyên ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè

Thứ hai, 03/03/2025 14:03

TMO - Chè là loại cây trồng chủ lực được tỉnh Thái Nguyên chú trọng đầu tư phát triển. Những năm qua, địa phương này đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm chè. 

Với diện tích trên 22,2 nghìn ha, năng suất đạt 127 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 272,8 nghìn tấn/năm, Thái Nguyên đang là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng chè. Thời gian qua, ngành chè trong tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ nhờ việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh chè an toàn, đặc biệt là tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ.

Đáng chú ý, các địa phương đã chú trọng ứng công nghệ tưới nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có trên 7.000 ha chè của tỉnh lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, bán tự động, 5.900 ha chè được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, mở ra cơ hội xuất khẩu và tiêu thụ trong nước với giá trị gia tăng cao. Hệ thống tưới nước hiện đại không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên nước mà còn đảm bảo cây chè được cung cấp độ ẩm hợp lý, giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn TP.Sông Công chú trọng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất. Gia đình anh Phạm Văn Bình xã Bình Sơn vừa được hỗ trợ kinh phí lắp đặt hệ thống tưới với công nghệ hiện đại từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Với diện tích sản xuất chè rộng hơn 2ha, trước kia gia đình đã khoan giếng, đầu tư giàn phun mưa nhưng mỗi lần tưới vẫn phải thực hiện một số công đoạn thủ công, như muốn tưới chè thì phải ra tận vườn vặn vòi nước, nếu ở xa sẽ không thực hiện được công đoạn này.

Đến nay, nhờ lắp đặt hệ thống tưới với công nghệ thông minh, ngoài việc thực hiện chức năng tưới tự động hằng ngày, hệ thống còn hiển thị thông số theo dõi vườn chè (như độ PH của vùng trồng chè, nhiệt độ không khí, độ ẩm của đất…). Cùng với chức năng tưới, hệ thống còn có chức năng giám sát. Đặc biệt, việc tích hợp hệ thống điều khiển từ xa giúp tôi có thể điều khiển hệ thống tưới ở bất cứ đâu.

Hệ thống tưới thông minh được nhiều hộ sản xuất chè lắp đặt. 

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ từ sản xuất nguyên liệu, trong chế biến, các địa phương đã ứng dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tại các địa phương còn ứng dụng công nghệ tự động hóa, đa dạng hóa sản phẩm, chế biến hồng trà, Matcha, Kombucha, trà lắc... với thành phẩm, bao bì, nhãn mác đẹp, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng, thiết lập 55 mã vùng trồng chè với hơn 1.000 ha được gắn định vị trên hệ thống toàn cầu GPS. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với cây chè. Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 01 chỉ dẫn địa lý Tân Cương, 10 nhãn hiệu tập thể, 02 nhãn hiệu chứng nhận cho chè Thái Nguyên. Ngoài ra, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc); chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). 

Ngành chè tỉnh Thái Nguyên đang hướng tới mục tiêu hiện đại hóa, thông qua ứng dụng máy bay không người lái (UAV/Drone) trong hoạt động sản xuất. Trước đó (12/2024), tại HTX chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên đã có buổi trình diễn thử nghiệm ứng dụng UAV/Drone để phun tưới và vận chuyển chè. Các thiết bị bay không người lái hiện đại đã vận chuyển chè từ đồi về điểm tập kết một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, công nghệ phun tưới tự động với độ chính xác cao của Drone, có thể nhận diện địa hình, tự động điều chỉnh lượng nước và thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.

Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh đã  hỗ trợ các vùng chè về cơ giới hóa, thiết bị chế biến, bao bì, nhãn mác, xây dựng thương hiệu, kết nối, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm… Chi cục đã hỗ trợ người dân 3,8 triệu tem dán nhận diện sản phẩm an toàn theo chuỗi cung ứng, gần 1,5 triệu tem dán nhận diện sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các cơ sở xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP trên địa bàn tỉnh, lượng sản phẩm xuất bán hàng năm đạt 15.000 tấn (trong đó phần lớn là sản phẩm chè). 

Để tiếp tục nâng cao giá trị cây chè, thời gian tới tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư nguồn lực cho  hoạt động ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ chè; ghi, gắn nhãn hàng hóa sản phẩm chè, tạo dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể; thực hiện nội dung hỗ trợ tạo dựng thương hiệu sản phẩm chè.

 

 

Hồng Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline