Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 10/01/2025 19:01

Tin nóng

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Thứ sáu, 10/01/2025

Thái Nguyên tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Thứ tư, 06/12/2023 13:12

TMO - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Với nguồn tài nguyên khoáng sản hiện có, tỉnh Thái Nguyên đã được tiến hành khai thác theo quy mô công nghiệp từ nhiều năm qua. Trong đó, có một số loại khoáng sản, như: Than đá, sắt, volfram, thiếc, vàng, đá vôi xi măng, ilmenit gốc, được khai thác hiệu quả, đem lại nguồn thu lớn cho kinh tế địa phương. Trong đó, than là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên. Hiện trên địa bàn tỉnh có 11 mỏ than nằm trong quy hoạch phát triển khoáng sản, với tổng trữ lượng trên 95 triệu tấn. Một số mỏ than trên địa bàn tỉnh đã, đang được khai thác đem lại giá trị hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, như: Phấn Mễ (trữ lượng gần 10 triệu tấn); Núi Hồng (trữ lượng khoảng 15 triệu tấn); Khánh Hoà (trữ lượng 70 triệu tấn).

Ngay sau đó là quặng sắt với trên 30 điểm mỏ, điểm quặng với trữ lượng trên 34 triệu tấn. Nhưng lượng quặng sắt magenit hàm lượng Fe lớn hơn 55% chỉ chiếm khoảng 10 triệu tấn, còn lại là quặng sắt có hàm lượng Fe đạt khoảng 44%. Ngoài ra, titan, volfram là 2 loại khoáng sản quý hiếm có tại tỉnh Thái Nguyên. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện trên địa bàn có 1 mỏ titan, 17 điểm quặng phân bố ở xung quanh khu vực núi Chúa thuộc địa bàn 2 huyện: Phú Lương và Đại Từ. Trong đó, Mỏ titan Cây Châm (Phú Lương) có quy mô lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 4,8 triệu tấn.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số khoáng sản kim loại như: Chì, kẽm, thiếc... đã được quy hoạch, phê duyệt điểm mỏ khai thác. Ví dụ như quặng chì kẽm tại khu vực Làng Hích (Đồng Hỷ) là một trong 2 mỏ ở Việt Nam được khai thác quy mô công nghiệp, có thành phần giàu kẽm và cadimi (Zn>25%). Đặc biệt tỉnh Thái Nguyên còn có khoáng sản quý hiếm khác là vàng, phân bố tại khu vực Trại Cau – Bồ Cu (Đồng Hỷ) với trữ lượng khoảng 2.500kg  và ở Thần Sa - Khắc Kiệm (Võ Nhai). Địa phương này còn có tiềm năng về đá vôi phục vụ sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng của tỉnh cũng có nhiều lợi thế khi các khu vực dự trữ đá vôi phân bố rộng ở 4 huyện, gồm: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, có chất lượng và quy mô lớn đủ cung ứng cho các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh.

Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh công tác quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên này trong phát triển kinh tế-xã hội. 

Để quản lý hiệu quả, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản, tỉnh đã thực hiện Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020. Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2021, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho biết, tính hết tháng 11/2023 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 131 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Phần lớn các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản chấp hành tốt các quy định của Luật Khoáng sản và pháp luật có liên quan; thực hiện đúng các nội dung của giấy phép, tuân thủ quy trình, công tác an toàn lao động. Một số đơn vị đã đầu tư thiết bị, máy móc, sử dụng công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến, tận thu tối đa khoáng sản, làm tăng giá trị của các loại khoáng sản như quặng sắt, titan, chì, kẽm... Qua đó từng bước nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Các dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thuộc đối tượng dự án tự thỏa thuận theo quy định của Luật Đất đai, nên việc thuê đất chậm tiến độ, gặp nhiều khó khăn; việc khai thác chế biến khoáng sản gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới môi trường; hoạt động của các mỏ khai thác, chế biến khoáng sản thu hút được nhiều lao động của các địa phương, qua đó cũng làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại khu vực; vận chuyển bằng phương tiện có tải trọng lớn dẫn đến ảnh hưởng đến công trình giao thông, hạ tầng cơ sở...

Thời gian qua, một trong những nhiệm vụ mà cơ quan chức năng của tỉnh triển khai và đạt được nhiều kết quả nhất là việc nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, Hội đồng thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của tỉnh đã tính, thẩm định và trình UBND tỉnh ban hành 22 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ được cấp phép, với tổng số tiền phải nộp là trên 31,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, hằng năm, trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên đã được UBND tỉnh ban hành, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và gửi Cục Thuế tỉnh để thông báo cho các doanh nghiệp được cấp phép khai thác. Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp gồm: Năm 2021 là hơn 50 tỷ đồng/69 mỏ; năm 2022 hơn 41,6 tỷ đồng/57 mỏ; năm 2023 hơn 31,3 tỷ đồng/47 mỏ. Các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã nộp ngân sách Nhà nước với tổng số tiền gần 2.360 tỷ đồng. Trong đó, thuế tài nguyên hơn 1.700 tỷ đồng, phí bảo vệ môi trường gần 245 tỷ đồng, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hơn 413 tỷ đồng.

Địa phương này tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025. Ảnh: DH. 

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong thời gian tới, các cấp, ngành chức năng của tỉnh sẽ tập trung vào 4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực này, như: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản… tập trung kiểm tra, ngăn chặn và đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả các hoạt động khoáng sản trái phép; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức khai thác khoáng sản, quy định về nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, việc chấp hành, thực hiện các thủ tục thuê đất, xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác theo quy định...

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng kiên quyết xử lý đối với các mỏ khai thác không đúng so với giấy phép, trong đó có nhiều mỏ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động. Cơ quan chức năng của tỉnh cũng chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của UBND cấp xã trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên kháng sản. Không ít lãnh đạo UBND cấp xã đã bị kỷ luật vì để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn... Qua đó, các hoạt động khai thác khoáng sản dần đi vào nền nếp, bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, đôc đốc, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp các nhiệm vụ được giao để tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện đạt mục tiêu, hiệu quả kiểm soát chặt chẽ hoạt động khoáng sản, không để xảy ra sai phạm, thất thoát.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác cấp phép, quản lý hoạt động khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; có cơ chế giám sát trách nhiệm, quyền lực của cá nhân, bộ phận tổ chức thực hiện trong từng khâu, từng vị trí tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực để chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, ngăn chặn triệt để hoạt động khai thác trái phép, đầu cơ, nâng giá, tạo khan hiếm giả vật liệu xây dựng thông thường ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Tháng 10/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp các nhiệm vụ được giao để tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện đạt mục tiêu, hiệu quả kiểm soát chặt chẽ hoạt động khoáng sản, không để xảy ra sai phạm, thất thoát; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, siết chặt kỷ cương trách nhiệm trong công tác cấp phép, quản lý hoạt động khoáng sản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; có cơ chế giám sát trách nhiệm, quyền lực của cá nhân, bộ phận tổ chức thực hiện trong từng khâu, từng vị trí tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực để chủ động phòng ngừa.

Bên cạnh đó, ngăn chặn triệt để hoạt động khai thác trái phép, đầu cơ, nâng giá, tạo khan hiếm giá vật liệu xây dựng thông thường ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng của các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đối với UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu cần thực hiện nghiêm, đúng trách nhiệm quy định tại Luật Khoáng sản; chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện nghiêm trách nhiệm của UBND cấp xã quy định tại Luật Khoáng sản, tuyệt đối không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

 

 

Lê Minh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline