Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Thái Nguyên: Quy định khu vực đổ thải chất nạo vét đường thủy nội địa

Thứ năm, 09/05/2024 16:05

TMO - Khu vực, địa điểm đổ thải vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải đảm bảo phù hợp quy hoạch sử dụng đất của địa phương, không gây ra ảnh hưởng tiêu cực về môi trường, cảnh quan khu vực và các điều kiện kinh tế xã hội khác của địa phương.

Căn cứ Điều 16 Quyết định số 01/2024/QĐ-UBND Quy định quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thảo và lộ trình bố trí quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom nước thải đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, khu vực, địa điểm đổ thải phải được UBND tỉnh công bố địa điểm đổ chất nạo vét theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ hoặc được UBND tỉnh bố trí và chấp thuận bằng văn bản vị trí đổ vật chất nạo vét theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ, có diện tích đáp ứng nhu cầu đổ thải vật chất nạo vét của từng dự án cụ thể, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. 

Điều kiện để xác định khu vực, địa điểm đổ thải phải có vị trí thuận lợi để đảm bảo việc thu gom chất thải từ hoạt động nạo vét đường thủy nội địa. Nếu thực hiện đổ thải lên trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân trong khu vực và đúng quy định của pháp luật. Có điều kiện địa chất, thủy văn phù hợp, không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, không nằm ở vị trí đầu nguồn nước, không nằm trong không gian thoát lũ, chứa lũ.

Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, không xâm phạm chỉ giới giao thông, bảo đảm các quy định về hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường thủy nội địa, không làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân; bảo đảm các quy định về phạm vi bảo vệ công trình đê điều, công trình thủy lợi.

Ảnh minh họa. 

Vị trí khu vực, địa điểm đổ thải có khoảng cách an toàn đến khu dân cư tập trung, trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa xã hội, di tích lịch sử. Có diện tích, sức chứa phù hợp để chứa, xử lý các vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa theo từng dự án cụ thể. Để hạn chế tác động xấu của vật chất nạo vét đến môi trường xung quanh, kết cấu của khu vực đổ thải phải có bờ bao bằng đất tự nhiên hoặc bê tông cốt thép (đảm bảo chiều cao, độ dày phù hợp với từng khu vực đổ thải), xung quanh có hệ thống lắng lọc nước và thoát nước. 

Chủ đầu tư dự án nạo vét đường thủy nội địa thực hiện đổ thải đúng phạm vi, vị trí được cấp phép. Việc thu gom, vận chuyển vật chất nạo vét phải hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông, nuôi trồng thủy sản. Thu gom, vận chuyển đối với vật chất nạo vét có tạp chất ô nhiễm thực hiện theo đúng quy định hiện hành về quản lý chất thải. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu gom, vận chuyển vật chất nạo vét; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ tách nước, phơi khô vật chất nạo vét trước khi vận chuyển. 

Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất nạo vét phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích đất đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Giám sát việc đổ thải vật chất nạo vét bảo đảm đúng vị trí, phạm vi đã được cấp phép. Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường tại với các khu vực, vị trí đổ thải với tần suất 03 tháng/lần đối với chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí trong thời gian hoạt động và tối thiểu 1 năm sau khi kết thúc hoạt động; thực hiện khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định hiện hành.

 

 

Đức Thắng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline