Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Thái Nguyên khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Thứ ba, 07/11/2023 08:11

TMO - Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Qua đó, thực hiện hiệu quả nguyên tắc bảo vệ gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. 

Theo thống kê của ngành chức năng, tổng lượng nước toàn tỉnh Thái Nguyên là 3.656,5 triệu m3/năm, trong đó tổng lượng nước mặt là khoảng 3,54 tỷ m3 /năm, tổng trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác được là 116,46 triệu m3 /ngày đêm. Tổng lượng tài nguyên nước có thể sử dụng bằng tổng lượng nước mặt có thể sử dụng và lượng nước dưới đất có thể khai thác ổn định là 3.302,5 triệu m3 /năm, trong đó lớn nhất tại lưu vực sông Cầu là 2.290,1 triệu m3/năm, nhỏ nhất là lưu vực sông Rong chỉ có 224 triệu m3/năm.

Tài nguyên nước mặt là nguồn cung cấp chủ yếu cho các hoạt động dân sinh - kinh tế trên địa bàn với tỷ lệ sử dụng nước mặt đạt 95,4% trong đó chủ yếu là nước dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 99,15% nhu cầu, đáp ứng 94,33% nhu cầu nước công nghiệp và 54,44% nhu cầu nước sinh hoạt. Căn cứ vào đặc điểm nguồn nước; khai thác, sử dụng nước của các mục đích sử dụng nước trong kỳ quy hoạch chức năng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được phân vùng theo mục đích sử dụng chính như: Cấp nước sinh hoạt; Cấp nước công nghiệp - dịch vụ; Cấp nước nông nghiệp (tưới tiêu - nuôi trồng thủy sản); Giao thông thủy.

Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được khai thác, vận hành nhằm điều tiết, đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế-xã hội. 

Bên cạnh đó dựa vào điều kiện địa hình, điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện về thủy văn, nguồn nước, hệ thống công trình thủy lợi và khai thác nước khu vực nghiên cứu, nguồn nước được phân thành 5 vùng: Vùng thượng Thác Huống, vùng hạ Thác Huống, vùng thượng Núi Cốc, vùng hạ Núi Cốc và vùng lưu vực sông Rong. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đã xác định cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nhiệp và dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp: Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như sau: Sinh hoạt; Công nghiệp; Du lịch, Dịch vụ; Nông nghiệp; Thủy sản.

Dự báo đến năm 2030, dân số toàn tỉnh Thái Nguyên có quy mô đạt 1.517.909 người, bao gồm 15 đô thị, 11 khu công nghiệp và 54 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch. Tổng hợp nhu cầu dùng nước của các ngành trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050: nhu cầu nước sinh hoạt đến năm 2030 và 2050 lần lượt là 99,1 triệu m3 và 185,8 triệu m2; nhu cầu nước cho công nghiệp tương ứng là 80,67 triệu m3 và 140,9; nông nghiệp là 654 triệu m2 và 640 triệu m3; thủy sản là  52 triệu m3 và  46 triệu m3....

Nhằm khai thác và sử dụng nguồn nước hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên chú trọng xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước theo tiêu chí phải khống chế được lượng nước đến và đi khỏi khu dùng nước từ đó đánh giá được lượng nước có thể khai thác đưa ra các quyết định phân bổ tài nguyên nước hợp lý nhằm sử dụng nước hài hòa, hiệu quả, tiết kiệm đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các khu dùng nước, các sông suối chính, các hộ khai thác sử dụng nước lớn như các hồ thủy điện, thủy lợi, các khu công nghiệp nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác tài nguyên nước đặc biệt các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất và các trang trại chăn nuôi phát sinh nguồn thải (nước thải công nghiệp, nước thải, rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải chăn nuôi). Những nguồn thải này tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải được các cấp, ngành của tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Theo đó, một trong những vấn đề quan trọng được tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo thực hiện thời gian qua là quản lý chặt chẽ nước thải công nghiệp, xây dựng khu xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp. Tỉnh cũng đã sửa đổi Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn, trong đó quy định các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp phải phù hợp với khả năng tiếp nhận, xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Để kịp thời nắm bắt, đánh giá chất lượng nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư, lắp đặt bổ sung 3 trạm quan trắc nước mặt tự động liên tục; bổ sung 19 điểm quan trắc nước mặt, nâng số điểm quan trắc nước mặt lên 79 điểm. Đến nay, toàn tỉnh có 7 cơ sở hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với nước thải và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài Nguyên và Môi trường (tăng 4 cơ sở so với năm 2020). rong hai năm 2021-2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị, xử phạt vi phạm hành chính 15 lượt cơ sở chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, với tổng số tiền xử phạt là 2,7 tỷ đồng.

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã đầu tư và đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Gia Sàng giai đoạn 1 (vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, công suất xử lý 8.000m3/ngày đêm) để thu gom nước thải sinh hoạt ở 10 phường trung tâm TP. Thái Nguyên. Hiện nay, Dự án đang triển giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng.  cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường, thẩm định hồ sơ đề xuất các dự án đầu tư. Trong đó yêu cầu chủ đầu tư phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch, nhận diện rõ các yếu tố tác động, mức độ nguy hại, quy mô phát thải, vị trí và số lượng nguồn thải, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố khả thi; giao trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án cho các cơ quan có liên quan...

Bên cạnh đó, để phát triển nguồn nước bổ sung nguồn cấp nước chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Thái Nguyên sẽ kết hợp với quy hoạch thuỷ lợi trong việc phòng chống cạn kiệt, suy thoái nguồn nước thông qua các công trình điều tiết như: Tiến hành cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao khả năng điều tiết nước và cấp nước; Xây dựng bổ sung các hồ chứa, đập dâng để phục vụ cho các nhu cầu nông nghiệp, công nghiệp trong mùa kiệt; Bảo vệ rừng đầu nguồn và trồng rừng để đảm bảo độ che phủ của rừng nhằm tăng khả năng giữ nước của lưu vực để bổ sung nước cho mùa kiệt, đặc biệt khu vực rừng đầu nguồn thuộc thượng lưu hồ Núi Cốc.

Địa phương này kiểm soát chặt chẽ công tác xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường. 

Để khai thác hiệu quả nguồn nước, công tác bảo vệ, hạn chế ô nhiễm chất lượng nguồn nước, kiểm soát các nguồn thải tác động đến môi trường nước là nhiệm vụ cần được ưu tiên triển khai. Theo đó, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 20250 nhấn mạnh đến nhiệm vụ kiểm soát các nguồn nước thải trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đồng thời nêu rõ giải pháp triển khai. 

Cụ thể, đối với nước thải nông nghiệp: Thái Nguyên cần tập trung nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với nước thải công nghiệp: Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Đối với nước thải y tế, các cơ sở y tế cần được xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung. Đối với nước thải khác: các cơ sở phát sinh nước thải có trách nhiệm và nghĩa vụ xử lý đạt quy chuẩn tương ứng trước khi xả vào nguồn nước... 

Khai thác hài hòa giữa hai nguồn nước đảm bảo tiết kiệm tối đa, đồng thời đáp ứng cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Dự trữ nguồn nước dưới đất, giảm dần tốc độ khai thác nguồn nước dưới đất cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, y tế, du lịch - dịch vụ; Phát huy hết tiềm năng công trình khai thác, sử dụng nước mặt đa mục tiêu đảm bảo đủ nước cho các nhu cầu sử dụng, đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu.

 

 

Phương Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline