Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 11:07

Tin nóng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Thứ tư, 02/07/2025

Thạch Hãn – Dòng sông của kí ức lịch sử oai hùng

Thứ năm, 27/07/2023 08:07

TMO - Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đã đi vào thơ ca như những trang sử bi tráng thấm đượm máu và hoa. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, bến sông Thạch Hãn trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm oanh liệt đã đón nhận hàng vạn chiến sĩ quân giải phóng vượt sông dưới mưa bom bão đạn vào giữ Thành Cổ, làm nên trang sử vàng bất khuất của dân tộc. 

Quảng Trị  - vùng đất đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh trận mạc, mất mát, ly tan… và dòng Thạch Hãn như một chứng nhân của lịch sử dân tộc. Ngược về thế kỷ XVI, trên đường Nam tiến để mở mang bờ cõi, chúa Nguyễn Hoàng đã chọn một ngôi làng bên dòng Thạch Hãn thuộc huyện Đăng Xương để định đô, lập nên Dinh Cát (trấn Ái Tử), Dinh Cát trở thành biểu tượng tỏ rõ nhất cho khát vọng mở mang bờ cõi về phương Nam của nước Việt.

Ngược dòng Thạch Hãn là đồn cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Nơi đây có một nhà tù từng giam giữ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Bên kia bên giới là các bản làng của dân tộc Lào, nơi diễn ra trận đánh nổi tiếng “Đường 9 Nam Lào”, của các lực lượng cách mạng Việt – Lào, đã thắng trận giòn giã. Cửa sông Thạch Hãn đổ ra biển chính là Cửa Việt, cũng là một địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến chống Mỹ. Một thời đây là chiến trường khốc liệt giành giật giữa quân Giải phóng và quân ngụy Sài Gòn, nhiều hy sinh xương máu nhưng cuối cùng quân Giải phóng cũng đã giữ vững được vị trí chiến lược này.

Trong lịch sử vinh quang của mảnh đất soi mình bên dòng Thạch Hãn có 81 ngày đêm giữ vững Thành Cổ Quảng Trị của quân và dân Việt Nam. Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, Thạch Hãn là dòng sông bi tráng nhất và Thành Cổ Quảng Trị hứng chịu một lượng bom đạn tương đương 7 quả bom mà đế quốc Mỹ ném xuống Hirosima, Nhật Bản. Để đẩy lùi cuộc hành quân tái chiếm thị xã Quảng Trị do quân lực của Mỹ-ngụy tiến hành, hàng ngàn chiến sĩ quân giải phóng đã vượt sông Thạch Hãn vào giữ Thành cổ. Trong mưa bom bão đạn, rất nhiều chiến sĩ giải phóng quân chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh đã vĩnh viễn nằm lại trong dòng Thạch Hãn.

Trong cuộc chiến 81 ngày đêm đó, dòng sông Thạch Hãn là con đường tiếp tế nhân lực, vật lực chủ yếu cho mặt trận Quảng Trị. Để cắt con đường tiếp tế đó, địch điên cuồng ném bom bắn phá, rất nhiều chiến sĩ ta đã nằm lại trên dòng sông. Đặc biệt ngày 16/9/1972, ngày cuối cùng của 81 ngày đêm, sau khi nhận lệnh cấp trên rút toàn bộ quân sang bờ Bắc của sông để bảo toàn lực lượng, hàng trăm chiến sĩ và thương binh sau nhiều ngày ngâm mình trong nước, đói rét đã không còn đủ sức để chống chọi với dòng nước lũ. Và sông Thạch Hãn một lần nữa trở thành nơi an nghỉ vĩnh hằng của các chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị anh hùng.

Trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm oanh liệt từ ngày 28/6 đến ngày 15/9/1972, dòng Thạch Hãn đã đón nhận hàng vạn chiến sĩ quân giải phóng vượt sông dưới mưa bom bão đạn vào giữ Thành Cổ Quảng Trị, làm nên trang sử vàng bất khuất vì hòa bình và thống nhất của đất nước, vì tự do của dân tộc Việt Nam đồng thời viết nên khúc tráng ca về dòng Thạch Hãn và ngôi Thành Cổ vinh quang. Có một dòng sông linh thiêng như thế trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Dòng sông là chứng nhân lịch sử chứng kiến những hy sinh anh dũng của những người con đất Việt kiên cường.

Trong lung linh ánh hoa đăng trên dòng Thạch Hãn, hơi ấm của đồng đội, đất, nước quê hương như lời tri ân đến các anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. 

Tháng 7, dòng người từ mọi miền đất nước và kiều bào nối tiếp nhau về nguồn, thăm viếng, tri ân và tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ đang yên nghỉ trên vùng đất “lửa” Quảng Trị. Không hẹn mà gặp, hàng nghìn người đã hội tụ tại Thành cổ Quảng Trị để cùng ôn lại những chiến công vang dội của quân và dân ta. Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ xuôi về dòng sông Thạch Hãn lịch sử, mỗi ngày của tháng 7, những cành hoa tri ân vẫn được thả xuống đều đặn, rồi trôi theo dòng Thạch Hãn yên bình. Tối đến, hàng nghìn đèn hoa đăng mang theo sự tri ân rực sáng, nối nhau thắp sáng dòng sông. 

Quảng Trị là một chiến trường khốc liệt nhất của cả nước. Không có địa phương nào ở miền Bắc lại không có con em của mình trực tiếp chiến đấu ở mảnh đất này. Vì vậy, Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương mà đã thành một biểu tượng chung, niềm tự hào chung về một thời hào hùng của một dân tộc anh hùng, một vùng đất nặng nghĩa ân tình với nhân dân cả nước.

Quảng Trị - vùng đất với hơn 400 di tích chiến tranh còn lại, 72 nghĩa trang liệt sỹ với gần 60.000 liệt sỹ trong cả nước an nghỉ, trong đó, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, có trên 21.000 liệt sỹ an nghỉ. Quảng Trị thực sự là bảo tàng chứng tích chiến tranh và là địa chỉ đỏ giáo dục lòng yêu nước...

 

 

Hoàng Biên

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline