Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Thác Trái Tim giữa núi rừng Tây Bắc

Thứ hai, 29/04/2024 11:04

TMO - Với phong cảnh hữu tình, thác Trái Tim thuộc tỉnh Lai Châu được mệnh danh là “trái tim trắng” giữa núi rừng Tây Bắc.

Thác Trái Tim nằm trên địa phận xã Sin Suối Hồ huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thành phố Lai Châu chừng 32km. Thác ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, uốn lượn giữa núi non điệp trùng, với phong cảnh hữu tình, thác Trái Tim thơ mộng, bình dị giữa núi rừng Tây Bắc.

Trước vẻ đẹp và sự gắn bó với đời sống của nhân dân bản địa, Di tích danh lam thắng cảnh thác Trái Tim xã Sin Suối Hồ đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 1645/QĐ-UBND ngày 25/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu. Quanh thác luôn có khí hậu trong lành và nước chảy liên tục tạo nên cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ.  Thác Trái Tim thu hút nhiều du khách thích chinh phục, khám phá thiên nhiên hoang sơ. Thác nằm uốn lượn giữa núi rừng Tây Bắc trùng điệp, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ sum suê.

Dòng thác ẩn mình dưới tán cây cổ thụ xanh mướt. Ảnh: TT.  

Trước đây, con đường đi vào thác khá cheo leo, trắc trở. Ngày nay, những người dân địa phương sống dưới chân con thác đã cùng nhau mở đường, tạo thành lối đi thuận tiện giúp du khách dễ dàng đi vào tham quan thác nước. Các bảng, biển chỉ dẫn trên đường đi đều được tận dụng từ những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có. Từ bản đi vào ngọn thác sẽ mất khoảng nửa giờ đồng hồ đi bộ.

Đến thác Trái Tim, du khách có thể thấy tảng đá hình trái tim phân tách đôi dòng nước, tạo thành cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Trên đường đi, dòng chảy của thác, tạo thành dòng suối nhỏ đổ theo vách đá, tung bọt trắng như vũ điệu của núi rừng. Mùa hè, nước trong lòng hồ dưới chân thác mát mẻ, sạch trong, du khách có thể nô đùa và ngụp lặn thoải mái. Điều đặc biệt là thác Trái Tim còn gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động của một đôi trai gái người dân tộc Mông ở nơi đây.

Chuyện xưa kể lại rằng: Từ lâu lắm rồi không ai còn nhớ vào thời gian nào, tại một bản người dân tộc Mông dưới chân thác có một chàng trai khôi ngô, dũng mãnh giỏi săn bắt đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp giỏi thêu thùa may vá, cả hai quấn quýt và thương yêu nhau tha thiết như con hươu, con nai trên rừng ngày ngày bên nhau. Cả bản ai cũng ngưỡng mộ tình yêu của đôi trai tài gái sắc.

Cả hai say sưa trong chén men tình không được bao lâu thì chàng trai phải lên đường đi đánh giặc, nàng chờ chàng không biết bao mùa trăng mọc rồi trăng lặn mà vẫn chưa thấy chàng về, nàng lại hay tin chàng đã tử trận tại chiến trận xa xôi, quá đau buồn nàng lên nơi ngày xưa họ thường hay hẹn ước nhớ về chàng khóc dữ dội và nàng hóa thành thác nước lúc nào không hay.

Cả bản ngỡ ngàng khi thấy chàng đánh trận mang vinh quang trở về, hóa ra tin chàng chết nơi chiến trận chỉ là lời đồn ác miệng của quân giặc. Biết chuyện người yêu như vậy chàng trai lên đỉnh ngọn thác kêu gào thét, tiếng gào thét như xé rách núi rừng, cầu xin núi rừng hãy để họ mãi bên nhau muôn đời, muôn kiếp cảm động trước tình yêu đôi lứa đất trời đã biến chàng thành tảng đá hình trái tim nằm ngay giữa thác nước. Ngày nay những đôi trai gái yêu nhau thường đến đây cùng nhau uống nước ở thác với ước nguyện sẽ được bên nhau trọn đời trọn kiếp.

Đây cũng là một trong những điểm hấp dẫn tại Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ. Ảnh: LCG. 

Tận dụng khí hậu trong lành, mát mẻ cùng bản sắc văn hóa riêng, người dân quanh khu vực gần thác Trái Tim đã phát triển mạnh du lịch cộng đồng. Ở Sin Suối Hồ hiện có hàng chục hộ gia đình làm homestay, mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà, theo hướng thân thiện với môi trường.

Ngoài tham quan tại thác Trái Tim, du khách có thể khám phá khắp nơi của Bản Sin Suối Hồ. Bản Sin Suối Hồ của người Mông nằm giữa núi rừng trùng điệp, với những con đường, biển báo hướng tới du lịch xanh trong lành, đầy thơ mộng. Nếu có kế hoạch đến với thác Trái Tim, du khách nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ thiết yếu như một đôi giày leo núi để tránh trơn trượt, một chút thuốc cơ bản, đồ ăn nhẹ, nước uống… Nếu có thể, hãy đi cùng người dân địa phương để hành trình khám phá thác Trái Tim và bản Sin Suối Hồ được trọn vẹn nhất.

 

 

Thanh Trà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline