Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 06:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Thác Tà Puồng hoang sơ giữa đại ngàn

Thứ ba, 06/06/2023 07:06

TMO - Thác Tà Puồng (thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, Hướng Hóa, Quảng Trị) nằm sâu giữa rừng, được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ.

Để đến thác Tà Puồng, du khách phải đi 60km từ thành phố Đông Hà theo Quốc lộ 9 (Hành lang kinh tế Đông-Tây) lên đến thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), rẽ vào đường Hồ Chí Minh khoảng 50km mới đến được trung tâm xã Hướng Việt, đi khoảng vài km nữa mới đến được thôn Trăng Tà Puồng. 

Thác Tà Puồng nằm trong cụm danh thắng Tà Puồng có một hang động và ba thác nước mà cư dân bản địa đặt tên là: động Tà Puồng; thác Tà Puồng 1, Tà Puồng 2 và Tà Puồng 3. “Tà Puồng” trong tiếng Bru-Vân Kiều có nghĩa là “Nơi có dòng thác từ núi cao đổ xuống”. Ba con thác với dòng nước trắng xóa từ đỉnh xuống khiến du khách ai cũng phải trầm trồ trước vẻ đẹp lộng lẫy của rừng đại ngàn Trường Sơn.

Thác Tà Puồng vẫn giữ được vẻ hoang sơ khi nằm sâu nơi đại ngàn. 

Động Tà Puồng nằm trên cao, ăn sâu vào lòng núi khoảng 200m và có cửa rộng, trần cao. Trong lòng động có nhiều khối thạch nhũ đa dạng hình thù, ngoài ra là một dòng sông ngắn với bãi cát bồi. Dòng sông này nước rất lạnh và độ sâu không đồng đều, càng vào trong hang thì càng sâu.

Ra khỏi động, du khách sẽ đi thêm khoảng 200m để chiêm ngưỡng thác Tà Puồng 1 đổ nước theo một vách đá dựng đứng cao hơn 35m đổ xuống hồ ở chân thác. Thác có lưu lượng nước lớn quanh năm, tạo thành dòng chảy xiết trắng xóa. Đi về phía hạ lưu khoảng 20m, du khách sẽ đến với thác nước thứ 2. Thác này lớn hơn thác thứ nhất, lòng suối dưới chân thác xanh trong và êm ả, phù hợp để bơi lội hay nghỉ chân, ngắm cảnh.

Cách thác Tà Puồng 2 hơn 200m theo đường chim bay về phía bắc là thác Tà Puồng 3. Con thác hiện có đường vào thuận lợi nhất trong hệ thống danh thắng Tà Puồng. Tà Puồng 3 là con thác đẹp và thơ mộng nhất, từ xa nhìn giống một dải lụa bạc mềm mại nổi bật trên nền rừng xanh thẳm. Mặt hồ nơi chân thác phẳng lặng, nước xanh trong và mát rượi, khiến du khách đặt chân đến đây không thể không bơi, lặn hoặc sử dụng phao tre nứa làm bè dạo hồ. 

Kết nối thác Tà Puồng với các điểm đến khác, huyện Hướng Hóa đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: BND. 

Với cảnh quan được thiên nhiên ưu ái ban tặng, năm 2022, một số đồng bào Bru Vân Kiều ở thôn Tà Puồng tập hợp nhau lại thành lập Tổ du lịch cộng đồng để khai thác du lịch. Đến đầu năm 2023, Tổ có quyết định thành lập chính thức. Hiện nay, ngoài 5 thành viên chính thức, Tổ còn có gần 20 người tham gia hoạt động phục vụ du lịch tại thác Tà Puồng, mở ra hướng phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch.

Để mô hình phát triển hiệu quả, sắp tới, địa phương sẽ khởi công các tuyến đường vào thác Tà Puồng và động Klum; đồng thời xây dựng chiến lược phát triển du lịch cộng đồng có định hướng bền vững. Địa phương đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, sản phẩm từ mây, tre, dệt vải… phục vụ du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con.

Đến với thác Tà Puồng, du khách sẽ còn có nhiều cơ hội để tham quan, thám hiểm và tìm hiểu những danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử độc đáo, nên thơ nằm xung quanh thác Tà Puồng như: Động Brai, đèo Sa Mù, sân bay Tà Cơn, Nhà đày Lao Bảo, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo...

 

 

Q. Huy

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline