Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

[Tết Việt 2025] Phong tục cúng ông Công, ông Táo

Thứ tư, 22/01/2025 08:01

TMO -  Thông thường, lễ cũng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn. Có gia đình bày biện thịnh soạn với đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... Cũng có gia đình đơn giản hơn với đĩa xôi, khoanh giò hay có thể cúng mâm cỗ chay.

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu râu trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người trong một năm. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời.

Cũng theo quan niệm và truyền thống từng vùng, miền, lễ cúng ông Công, ông Táo của người Việt ở 3 miền cũng có sự khác nhau. Nếu như ở miền Bắc, các gia đình thường tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp), bởi dân gian quan niệm sau 12h trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Đồ lễ để cúng ông Công, ông Táo được bày biện cầu kỳ hay đơn giản còn tùy theo khả năng, điều kiện từng gia đình. Thông thường, lễ cũng có một bộ mã ông Công, ba bộ mã ông Táo và cá chép. Ngoài mâm ngũ quả, nhiều gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ mặn. Có gia đình bày biện thịnh soạn với đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến... Cũng có gia đình đơn giản hơn với đĩa xôi, khoanh giò hay có thể cúng mâm cỗ chay. Tùy theo quan niệm từng gia đình, mâm cúng ông Công, ông Táo được đặt tại ban thờ gia tiên hoặc ở khu vực vị trí bếp. Sau lễ cúng, các gia đình sẽ hóa vàng và thả cá chép ở khu vực ao, hồ gần nhà.

(Ảnh minh họa)

Cúng ông Công, ông Táo của người dân Miền Nam

Theo phong tục của người miền Nam xưa thì có nhiều điều khác biệt so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Người miền Nam quan niệm rằng lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, lúc này không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng, không phiền đến các Táo thì mới là lúc thực hiện nghi lễ tiễn Táo quân lên chầu trời. Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hóa nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi. Nhiều nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm 23 tháng Chạp tại khu vực đặt bếp nấu.

Mâm cỗ cúng ngoài những món mặn chủ đạo như nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... còn có thêm những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng. Lễ vật cúng ngoài nhang đèn, 3 chung nước nhỏ, đặc biệt phải có bộ "cò bay, ngựa chạy" dùng để hóa sau khi xong lễ. Bộ "cò bay, ngựa chạy" là những tấm giấy vàng mã in hình một con ngựa đang phi nước đại và một con cò với đôi cánh dang rộng, không có khung tre và gồm 2 phần khác nhau, một phần dùng trong lễ cúng tiễn và một phần dùng trong lễ rước ông Táo trở về gia chủ vào ngày 30 Tết.

Tục dùng ngựa và cò làm vật cưỡi trong miền Nam bắt nguồn từ nghi thức "xá mã, xá hạc" theo nghi thức của Đạo giáo và của Phật giáo. Đây là nghi thức được tiến hành sau cùng trong các buổi cúng tế. Người ta gom tất cả các tờ sớ nhét vào ngựa giấy và hạc giấy để sẵn trong lễ cúng rồi đem đốt với ý nghĩa nhờ ngựa và hạc mang sớ đến những nơi cầu cúng trong Tam giới.

Cúng ông Công, ông Táo của người dân miền Trung

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở miền Trung được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Theo đó, Lễ tiễn Táo Quân về trời thường được cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Trước đó, gia chủ sẽ thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên cương. Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng còn phải có cá thu hoặc cá ngừ, hoa tươi, trái cây và đặc biệt là bộ tượng Táo quân cũ ùng bộ tượng Táo quân mới đặt cạnh nhau.

Một số vùng như Huế và Hội An có tục dựng cây nêu trước nhà hay sân đình vào sáng ngày 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ khi các ông Táo “đi vắng” và làm lễ hạ cây nêu vào mùng 7 tháng Giêng. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hạ tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung trên bàn thờ bếp xuống và rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo. Tượng các ông Táo cũ sẽ được đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường.

Với người dân miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa 23 tháng Chạp. Sở dĩ không nhiều nơi làm lễ cúng sau khoảng thời gian này là bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa ngày 23 là các Táo lên chầu trời nên không còn ở dương gian để nhận lễ được.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc gồm ba bộ mã, trong đó 2 bộ là dành cho hai Táo ông, 1 bộ dành cho Táo bà. Mũ của Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn. Ngoài ra, còn có các loại vàng mã khác cùng hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Những đồ vàng mã sẽ được hóa sau lễ cúng.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người miền Bắc như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem... Ở nhiều địa phương của Bắc bộ còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng. Một điểm đặc trưng văn hóa khác biệt của miền Bắc đối với miền Trung và miền Nam là phần lớn các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ ông Công, ông Táo.

Các gia đình có thể cúng cá chép sống hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Cá chép sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi lễ xong thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu và đức độ của gia chủ.

Người dân cần giữ vệ sinh môi trường, xả rác đúng nơi quy định. Ảnh minh họa

Bảo vệ môi trường

Có thể khẳng định, Lễ cúng ông Công, ông Táo là phong tục truyền thống tốt đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, những năm gần đây xuất hiện không ít những hành vi phản cảm. Theo đó, vào ngày cúng ông Công, ông Táo đối với người dân khu vực miền Bắc trước lễ cúng, mọi gia đình thường dọn dẹp bàn thờ, lau, thay bát hương, tỉa chân hương và sau đó dọn dẹp, những thứ bị loại bỏ không ít gia đình cho vào túi nilon buộc lại rồi đem ra sông, suối, ao, hồ vứt. Ngoài ra, sau lễ cúng, các gia đình thường cho cá chép vào túi nilon xách ra sông, ao, hồ thả rồi vứt luôn túi nilon xuống sông, ao, hồ. Đây là những hành vi phản cảm, gây hại đến môi trường, đặc biệt là vi phạm quy định về bảo vệ môi trường (xả rác bừa bãi). Để tuân thủ đúng quy định về bảo vệ môi trường, người dân cần thu gom túi nilon, đồ không dùng đến để đúng nơi quy định.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline