Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 23:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

‘OCOP đang âm thầm tạo hệ sinh thái mang đậm chất bản địa’

Thứ năm, 26/06/2025 19:06

TMO – OCOP không chỉ để phục vụ tiêu thụ nông sản, mà còn là cách để những hộ dân nhỏ lẻ, các hợp tác xã, nghệ nhân thủ công... có cơ hội làm thương hiệu, bước chân vào thị trường lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.

OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã đi qua hơn 5 năm lan tỏa, mang theo ước mơ của những bàn tay người nông dân. Từ những sản phẩm khiêm nhường như kẹo lạc, nước mắm, bánh lá, đến cà phê Bích Thao, mắc ca Đắk Lắk hay chè shan tuyết cổ thụ Hà Giang, OCOP âm thầm tạo nên một hệ sinh thái mang đậm chất bản địa, nơi mỗi sản phẩm như một mạch ngầm sinh ra từ đất, từ làng.

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, tính đến nay, cả nước có hơn 16.000 sản phẩm OCOP, gấp hơn 3 lần so với năm 2020. Trong đó, chỉ có 79 sản phẩm đạt 5 sao, chưa tới 0,5%. Nhưng đây lại là những “tinh hoa trong tinh hoa”, không chỉ vì chất lượng cao, mà bởi chứa đựng giá trị bản địa nguyên bản. Ông nhấn mạnh, OCOP không chỉ để tiêu thụ nông sản, mà là cách để những hộ dân nhỏ lẻ, hợp tác xã, nghệ nhân thủ công... có cơ hội làm thương hiệu, bước chân vào thị trường lớn, cả trong nước lẫn quốc tế.

Na - một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP. Đông Triều, Quảng Ninh.  

Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho biết, đó cũng là lý do vì sao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chọn hướng đi “nâng niu” từng sản phẩm, không khuyến khích đại trà, không chạy theo phong trào, mà đầu tư vào những sản phẩm đặc trưng nhất, kể được câu chuyện quê hương rõ nhất.

Một gói trà từ khu vực miền núi phía Bắc; một túi cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; một lọ nước mắm từ Đồng bằng sông Cửu Long; hay một chiếc bình gốm sứ, thủ công mỹ nghệ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, khi cầm trên tay, không chỉ là sản phẩm, mà là một lát cắt văn hóa, một ký ức được đóng gói bằng cả tâm huyết và bàn tay người làm.

Theo Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam, từ tháng 11/2024 đến cuối tháng 4/2025, Hội đồng OCOP quốc gia đã tiếp nhận 82 hồ sơ phân hạng sản phẩm. Trong đó, thực phẩm chiếm 62 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ 14, dược liệu 5, du lịch cộng đồng 1. Tất cả cho thấy sự tập trung vào những dòng sản phẩm có hàm lượng bản sắc cao.

Có 20 tỉnh, thành phố tham gia đợt này, trong đó 5 tỉnh lần đầu góp mặt tại Hội đồng quốc gia, như Bạc Liêu, Quảng Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Bình Định. Những sản phẩm xuất hiện trong đợt này mang đậm dấu ấn vùng miền, đặc biệt là đã gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, nhất là các vùng nguyên liệu tập trung.

Chương trình OCOP đang dần hình thành như một dòng chảy đặc sản có định danh, có chứng nhận, có truy xuất và "có linh hồn". Một dòng chảy lặng lẽ nhưng sâu, bắt nguồn từ làng, từ nếp nghề tổ tiên, đang tìm đường hòa vào mạch thị trường lớn. Nhưng để dòng chảy ấy không bị "chệch hướng" cần một cánh cửa kiểm định thật sự nghiêm túc và công bằng.

Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Sau khi bộ máy Hội đồng OCOP quốc gia được kiện toàn, yêu cầu công tác chấm điểm phải chính xác, khách quan, bởi mỗi ngôi sao là một sự công nhận chính danh, và là niềm tin để sản phẩm bước ra thị trường. Không cần quá nhiều sản phẩm mang 5 ngôi sao. Chỉ cần những ngôi sao thực sự được làm từ tâm, từ đất, từ làng, từ hồn quê. OCOP giờ không còn là phong trào mang tính hình thức, mà thực sự trở thành một chương trình có thực lực, thực chất. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, vươn ra thị trường quốc tế. 

Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Trong bối cảnh làn sóng chống hàng giả và đòi hỏi minh bạch ngày càng cao từ người tiêu dùng, OCOP nổi bật như một dòng sản phẩm “có lý lịch rõ ràng, bao bì chuẩn hóa, mang đặc trưng vùng miền”, đó là “lợi thế cạnh tranh mềm” mà không phải dòng sản phẩm nào cũng có được. Không chỉ góp phần tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, OCOP còn đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa giá trị văn hóa thành giá trị kinh tế. Bước phát triển theo chiều sâu này góp phần tạo dựng nền tảng cho nông thôn mới giai đoạn tiếp theo…

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Chính phủ phê duyệt từ tháng 5/2018 tại Quyết định 490/QĐ-TTg. Đây là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline