Hotline: 0941068156

Thứ hai, 24/02/2025 02:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Thứ hai, 24/02/2025

Tết đến lại nhớ nồi nước tắm lá thơm

Thứ hai, 02/01/2023 07:01

Ảnh minh họa 

Sinh sống tại thành phố từ nhiều năm nay, thế nhưng mỗi khi Tết sắp đến, Xuân sắp về là trong tôi lại nôn nao nhớ về biết bao kỷ niệm của một thời ấu thơ nơi quê nhà. Trong vô vàn những kỷ niệm tuổi thơ gắn với Tết, có lẽ cảm giác được mẹ phân công chuẩn bị nguyên liệu cho nồi nước tắm của ngày 30 Tết để phục vụ cả gia đình, là tôi luôn nhớ mãi…

Tết ở quê tôi, cũng như nhiều làng quê khác trong vùng, có một quan niệm, đó là: Ngày cuối cùng của năm cũ thì ai cũng phải tắm gội, gột rửa hết những bụi bặm, hôi hám, để khi bước sang năm mới cơ thể được sạch sẽ, thơm tho, và nó cũng đồng nghĩa với những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến với mỗi người… Chính vì vậy mà gia đình nhà nào ở quê tôi cũng phải lo nấu một nồi nước tắm lá thơm, và không phải là nồi nước nóng ấm bình thường chỉ có tác dụng xua đi lạnh giá, mà trong nồi nước tắm ấy luôn phải đủ đầy một số cây lá hương, cây dược liệu có mùi thơm quyến rũ, như: lá hương nhu, lá sả, lá chanh…, và đặc biệt là không thể thiếu nắm cây mùi già (Miền Nam gọi là cây ngò rí).

Có khi, một số gia đình còn cho thêm vào nồi nước tắm cả vỏ bưởi, vỏ quýt, vì các loại vỏ của cây có múi thường rất nhiều tinh dầu, nên không chỉ thơm mà còn rất tốt cho làn da, khiến da sạch sẽ hơn. Tất cả các cây lá hương, cây dược liệu này đều là dạng “cây nhà lá vườn”, vì vậy rất dễ kiếm, dễ tìm, thậm chí vườn nhà ai không trồng, không có thì họ cũng có thể sang nhà hàng xóm để xin, hoặc ra chợ mua khi mà vài ngày cận Tết các loại cây lá, cây thảo dược này được bày bán rất nhiều để phục vụ nhu cầu của mọi người, mọi gia đình.

Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ cứ vào buổi chiều ngày tất niên 30 Tết, khi tiệc cỗ bắt đầu được sửa soạn là mẹ luôn nhắc mấy anh chị em chúng tôi phải nhớ đun nồi nước lá thơm để cả nhà cùng tắm. Để đun nồi nước dùng cho tất cả các thành viên trong gia đình tắm gội, thường mấy anh chị em chúng tôi luôn chọn chiếc nồi to nhất, loại nồi đại thường dùng để nấu bánh chưng dịp tết, hay mỗi khi nhà có tiệc cỗ bàn gì mới bỏ ra dùng. Trước khi bắc bếp để đun nồi nước, tôi luôn lo phần rửa thật kỹ các cây lá hương, cây dược liệu để nồi nước tắm được sạch sẽ. Anh Hai tôi thì lo nhóm lửa, xách nước đổ vào nồi; còn em gái út tôi đảm nhiệm công việc lấy củi khô mà bố tôi xếp gọn nơi góc vườn.

Khi nồi nước tắm đun sôi một lúc là được, và lúc này hương thơm của các cây lá hương, cây dược liệu có trong nồi nước tắm tỏa bay thơm ngào ngạt, mà bất cứ ai ngửi thấy cũng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu vô cùng. Từ nồi nước tắm lá thơm ấy, các thành viên gia đình tôi, cứ luân phiên nhau hễ ai rảnh rỗi trước thì tắm trước, còn ai bận sẽ tắm sau. Khi tắm, mọi người sẽ múc những gáo nước nóng lá thơm đó, hòa với nước lạnh theo định lượng đủ ấm, miễn sao cho cơ thể không cảm thấy lạnh quá, và cũng không nóng quá là được. Thường là mỗi người chỉ cần một chậu thau cỡ lớn là đủ tắm gội sạch sẽ.

Điều rất đặc biệt từ thứ nước tắm lá thơm ngày tất niên được nấu từ các loại cây hương, cây dược liệu, đó là sau khi tắm cả mấy ngày, thậm chí gần 1 tuần lễ mà hương thơm tự nhiên của mùi cây lá hương, cây dược liệu vẫn còn lưu lại phảng phất trên cơ thể mỗi người, chẳng khác nào loại nước hoa “xịn sò” mãi không bay hết mùi hương thơm. Còn đối với mái tóc gội bằng loại nước lá thơm này thì cũng rất suôn, mềm, mượt, và đặc biệt là không có gàu sau cả mấy ngày, trong khi gội bằng dầu gội hoá chất thì chỉ qua ngày hôm sau là gàu đã đầy da đầu. Chẳng vậy mà không riêng gì dịp tất niên cuối năm, nhiều bà, nhiều chị ở quê tôi ngày xưa, nếu có thời gian là thi thoảng họ cũng vẫn thường đun một nồi nước thơm với đủ đầy các loại cây lá hương,  cây dược liệu  để tắm, gội…   

Thường khi đun xong nồi nước lá thơm, mấy anh chị em chúng tôi luôn là những người tắm trước, bởi bố mẹ tôi thường bận rộn nấu cỗ bàn để cúng tất niên, nên luôn tắm sau cùng. Nhiều năm do quá bận, phải làm nhiều việc, nhất là lo thêm phần sửa soạn lễ vật từ buổi tối để cúng cho đêm giao thừa, nên mãi chuẩn bị thời khắc bước sang năm mới bố mẹ tôi mới có thời gian để tắm, gội vội vàng, trước khi năm cũ qua đi.

Thời gian thấm thoát trôi qua đi, khi tôi lớn dần lên, và do phải phụ giúp bố mẹ nhiều công việc đồng áng của mấy ngày cận Tết, rồi có năm lo giúp bà nội gói bánh chưng, hay bó giò, nấu thịt đông…, nên việc đun nồi nước tắm lá thơm vào chiều 30 tết tôi ít đảm nhận hơn, mà phần việc đó dành cho em gái út của tôi. Thế nhưng, dù em gái hay anh Hai lo nấu nước tắm lá thơm, thì bao giờ tôi cũng không quên lo phần chuẩn bị nguyên liệu là các cây lá hương, cây dược liệu để bỏ vào cho thơm tho.

Suốt những năm tháng tuổi thơ tôi, chưa bao giờ tôi thấy nhà mình thiếu nồi nước tắm lá thơm vào ngày tất niên cả, và như đã nói nồi nước tắm lá thơm là thứ “mặc định” phải có trong mỗi gia đình ở quê tôi vào ngày 30 Tết. Hương thơm của nồi nước tắm “đặc biệt” ấy đã hòa quyện, đi cùng tôi biết bao những dịp Tết tuổi ấu thơ, vậy mà khi xa quê lên thành phố học tập rồi ở lại lập nghiệp, sinh sống, tôi ít có dịp được tắm lại thứ nước lá thơm ấy, do công việc bận bịu và nhịp sống đô thị hối hả nên nhiều khi tôi cũng quên bẵng đi mất…

Một năm cũ chuẩn bị qua đi, tất niên cùng năm mới Quý Mão 2023 cũng sắp tới, thường mỗi khi nhớ về nồi nước tắm lá thơm ngày Tết, trong tôi lại nôn nao nhớ quê nhà, và đặc biệt ký ức lại ùa về biết bao nhiêu là kỷ niệm của một thời ấu thơ dẫu còn nhiều vất vả, nghèo khó thật đấy, nhưng lại vô cùng đẹp, vui, và khó quên…

 

 

Ghi chép của Nguyễn Thị Hải

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline