Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Tây Ninh xuất hiện đàn cò hơn 1.000 con

Thứ sáu, 10/06/2022 10:06

TMO - Hơn 1.000 cá thể cò nhạn quý hiếm bay về trú ngụ tại khu vực trảng Tà Nốt, thuộc Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên, Tây Ninh) sau nhiều năm vắng bóng.

Giám đốc Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, ông Châu Văn Văn cho biết, từ cuối tháng 5/2022 đến nay, tại khu vực trảng Tà Nốt thuộc Vườn quốc gia xuất hiện đàn cò nhạn khoảng hơn 1.000 sau nhiều năm vắng bóng. Hiện nay, đã chỉ đạo Đội bảo vệ rừng tăng cường công tác bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất cho đàn cò nhạn quý hiếm đang di cư dừng chân và kiếm thức ăn tại khu vực này.

Đàn cò nhạn bay về trú ngụ tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Ảnh: Giang Phương 

Cò nhạn hay còn gọi là cò ốc có tên khoa học là Anastomus oscitans là một loài chim thuộc họ hạc. Chim trưởng thành có sải cánh từ 0,6 - 1 mét và có trọng lượng trung bình 1 - 1,5 kg. Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác.

Chúng ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.

Loài cò nhạn sau nhiều năm vắng bóng xuất hiện tại VQG cho thấy hệ sinh thái tại khu vực này được bảo vệ ổn định 

Loài cò nhạn này có tên trong Sách đỏ Việt Nam ở mức nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Việc đàn cò nhạn xuất hiện trở lại tại VQG cho thấy những sinh cảnh, đất ngập nước và tài nguyên sinh vật ở đây được bảo vệ tốt và ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cư ngụ và kiếm ăn của các loài chim di cư.

Khu vực trảng đất ngập nước Tà Nốt có diện tích gần 100 ha, nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc tiểu khu 17, nơi có nhiều nét tương đồng với vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười chứa đựng những giá trị lớn về đa dạng sinh học.  

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát với tổng diện tích vùng đệm hơn 18.600 ha, trải dài trên địa bàn 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp, Thạnh Tây thuộc H.Tân Biên (Tây Ninh). Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích hơn 8.198 ha, hơn 10,8 ha là phân khu phục hồi sinh thái và 129 ha thuộc khu hành chính dịch vụ.

 

Thanh Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline