Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 18:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Tây Ninh nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Thứ năm, 03/04/2025 15:04

TMO - Tỉnh Tây Ninh ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn, có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Tây Ninh, với lợi thế có nhiều loại nông sản gắn với điều kiện tự nhiên, những nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, việc triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần phát triển hiệu quả kinh tế nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 139 sản phẩm OCOP gồm 96 sản phẩm 3 sao, 42 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 5 sao. 

Tháng 1/2025, sản phẩm bánh tráng siêu mỏng của Công ty TNHH Tân Nhiên (xã Trường Đông, thị xã Hoà Thành) trở thành sản phẩm đầu tiên của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Với việc đạt chứng nhận OCOP 5 sao, đơn vị này đã đầu tư nghiêm túc vào chất lượng, liên tục cập nhật các chứng nhận an toàn thực phẩm và đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Hiện nay, bánh tráng siêu mỏng của Tân Nhiên đã có mặt tại nhiều thị trường lớn như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Australia, Nhật Bản, Thái Lan.  

Sản phẩm bánh tráng siêu mỏng là sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 

Kế đến ngày 11/2/2025, UBND tỉnh công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh gồm: dưa lê bạch kim, dưa lưới Hà Lan, dưa lưới tròn ruột cam của Công ty TNHH MTV nông sản Hoàng Xuân (thị xã Trảng Bàng); mật ong rừng, mật ong hoa sao, dầu của Công ty TNHH MTV Ong mật Bảo An Tây Ninh (thành phố Tây Ninh) và bánh tráng siêu mỏng Hồng Minh của hộ kinh doanh bánh tráng Hồng Minh (thị xã Hoà Thành).

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Tây Ninh, tất cả các sản phẩm được công nhận đều là những đặc sản nổi bật, mang dấu ấn điều kiện tự nhiên, thể hiện nét văn hóa bản địa của cộng đồng cư dân các dân tộc trên địa bàn. Trong số đó, có các sản phẩm như các loại bánh tráng siêu mỏng nhãn hiệu Tân Nhiên (bánh tráng ớt, muối nhuyễn siêu cay, bánh tráng phô mai, bánh tráng sa tế tỏi, bánh tráng sa tế tôm hành…), bánh tráng phơi sương, rau rừng tổng hợp Thanh Thúy, mắm điều chay, nước mắm trái điều Vương Ngọc, dế mèn đông lạnh, bột dế, dế sấy sả ớt ăn liền Oanh Vĩnh, sầu riêng Bàu Đồn, mít Thái siêu sớm Tân Lập... 

Ngoài ra, các sản phẩm được đánh giá, xếp hạng là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bao bì, dây chuyền sản xuất, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh gắn với truy xuất nguồn gốc bằng mã số mã vạch hoặc mã QR. Trong đó, các sản phẩm thuộc nhóm rau, củ, quả, hạt tươi đều đạt giấy chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt VietGAP; một số sản phẩm thuộc nhóm chế biến còn đạt được các chứng nhận quan trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Trước đó, để khuyến khích người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP chất lượng trên địa bàn, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND ngày 28/5/2024 nhằm chi hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2024 – 2025. Qua đó, Tây Ninh đã thực hiện việc chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh; xây dựng và đăng ký nhãn hiệu; chi phí bao bì, in tem. 

Ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP.  

Tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có thêm từ 20-25 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm được đánh giá, phân hạng 3 sao trở lên trên địa bàn tỉnh là 150 sản phẩm, trong đó, có 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao, trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...)

Để đạt được mục tiêu đề ra, đối với những sản phẩm hiện có, tỉnh căn cứ theo mức độ hoàn thiện của các sản phẩm để có giải pháp tư vấn, hỗ trợ cải tiến, nâng cấp sản phẩm phù hợp với Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và điều kiện của cơ sở sản xuất. Đối với các sản phẩm OCOP đề nghị nâng hạng sao, tỉnh tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; liên kết chuỗi; phát triển thương hiệu; xúc tiến thương mại; lựa chọn các sản phẩm tiềm năng để hoàn hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, nâng hạng sao sản phẩm OCOP theo chu trình.

Ngoài ra, tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hoá cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh; xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, hướng đến kết nối liên thông hệ thống cơ sở dữ liệu chương trình OCOP./.

 

 

Ngọc Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline