Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Tập trung quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều

Thứ tư, 20/04/2022 15:04

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện trọng điểm sản xuất vải thiều chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, và các hộ tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực này.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bắc Giang, hiện nay các trà vải đang giai đoạn quả non. Từ nay đến cuối vụ là thời điểm các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại của người sản xuất sẽ tăng lên. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và thương hiệu vải thiều khi xuất khẩu.

Các trà vải đang vào giai đoạn quả non, vì vậy công tác kiểm soát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được tỉnh Bắc Giang chú trọng triển khai 

Vì vậy, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện trọng điểm sản xuất vải thiều chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã tập trung công tác hướng dẫn, giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh tại các vùng sản xuất vải thiều, đặc biệt các vùng xuất khẩu sang thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU...

Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó tăng cường sử dụng biện pháp cơ giới, vật lý, sinh học để phòng trừ sâu bệnh; đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc thường xuyên như: Vệ sinh đồng ruộng, tưới nước, bón phân cân đối NPK, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi lượng, chế phẩm sinh học nhằm tăng sức chống chịu đối với sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thường xuyên hướng dẫn, giám sát nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tuân thủ đúng quy trình sản xuất vải VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Chỉ đạo, khuyến cáo người trồng vải chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh khi thực sự cần thiết, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn; không sử dụng thuốc tràn lan; không sử dụng thuốc có độ độc cao, thuốc không đăng ký sử dụng cho vải; tuyệt đối không sử dụng thuốc chứa các hoạt chất để lại tồn dư lâu trên sản phẩm mà các thị trường xuất khẩu.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ vải thiều xuất khẩu chủ động xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vải thiều ổn định; đàm phán ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất; thường xuyên giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân; hướng dẫn người sản xuất các điều kiện phục vụ xuất khẩu.

Tỉnh Bắc Giang dự kiến sản lượng thu hoạch vải thiều trong năm 2022 trên toàn tỉnh là khoảng 160.000 tấn 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tập trung công tác dự tính, dự báo sâu bệnh trên vải từ nay đến cuối vụ để tham mưu các biện pháp phòng trừ kịp thời; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra giám sát nông dân tổ chức sản xuất vải theo các yêu cầu của thị trường xuất khẩu, nhất là đối với thị trường Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU...; lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ xuất khẩu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng sản xuất vải thiều trọng điểm.

Năm 2022, tỉnh Bắc Giang tăng diện tích trồng vải thiều lên 28.300ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 160.000 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400ha, GlobalGAP là 82ha. Mục tiêu của Bắc Giang trong năm nay sẽ tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều sang thị trường nước ngoài. Về thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến sẽ được thu hoạch từ ngày 15/5; vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 đến ngày 30/7/2022.

 

Thanh Nga

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline