Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 21:04

Tin nóng

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thứ hai, 28/04/2025

Tăng cường liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Thứ sáu, 11/11/2022 14:11

TMO - Theo đánh giá của UBND tỉnh Bắc Giang, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hoá, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành chức năng đẩy mạnh liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.

Thông tin tại hội thảo “Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2022", UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, sau gần 4 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Cụ thể, 1 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao là vải thiều Lục Ngạn; 42 sản phẩm đạt 4 sao và 138 sản phẩm đạt 3 sao… Nhiều sản phẩm đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng như: gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn, na dai Lục Nam, chè Yên Thế, mỳ chũ Lục Ngạn,... tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, nhiều nông đặc sản đạt tiêu chuẩn ở tầm quốc gia hướng tới xuất khẩu. 

Tính đến tháng 10/2022, 10/10 huyện, thành phố đã có sản phẩm OCOP được công nhận (trên địa bàn 67/209 xã, phường, thị trấn). Có 97 chủ thể của 180 sản phẩm, trong đó có 76 chủ thể HTX (chiếm 78,4%), 08 doanh nghiệp (chiếm 8,2%), 13 cơ sở sản xuất (chiếm 13,4%). UBND tỉnh đã hỗ trợ hơn 100 lượt hợp tác xã, doanh nghiệp với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu đặc trưng tham gia các hội chợ, triển lãm, diễn đàn kết nối cung cầu; hỗ trợ các chủ thể sản xuất xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (hơn 80% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn sàn thương mại điện tử).   

UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các sở, ngành địa phương kết hợp triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm OCOP 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, đến nay ngành nông nghiệp của tỉnh đã phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Toàn tỉnh đã hình thành vùng cây ăn quả trên 51 nghìn ha, trong đó vùng vải thiều tập trung 28 nghìn ha; vùng cây có múi gần 11 nghìn ha, vùng rau an toàn gần 12 nghìn ha; đàn lợn gần 1 triệu con, đàn gia cầm trên 20 triệu con; vùng sản xuất gỗ nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến 80 nghìn ha, sản lượng khai thác bình quân gần 1 triệu m3 gỗ/năm.

Ngoài ra, địa phương còn có 27 làng nghề đã được công nhận, có 52 sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và 45 thành phần dân tộc chung sống với nhiều nét văn hóa đặc trưng và nhiều tiềm năng về phát triển du lịch. Đây là những lợi thế lớn của tỉnh trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Đây được đánh giá là những điều kiện thuận lợi để địa phương này đẩy mạnh nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP ở tỉnh Bắc Giang vẫn còn một số khó khăn do nguồn lực triển khai Chương trình chủ yếu là lồng ghép. Số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình hằng năm nhiều nhưng thực tế sản phẩm đủ điều kiện đánh giá, phân hạng thấp. Cùng đó, quy mô sản xuất nhỏ, phục vụ thị trường hẹp, khó đáp ứng được các đơn hàng lớn và liên tục, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế. 

Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang phải tiếp tục quan tâm mở rộng về số lượng và cơ cấu các sản phẩm OCOP, trong đó các địa phương phải có danh sách các sản phẩm tiềm năng để có kế hoạch đào tạo, tập huấn, xây dựng chương trình hỗ trợ giúp đỡ chủ thể xây dựng sản phẩm đạt OCOP. 

Nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, liên kết trong tiêu thụ góp phần gia tăng giá trị cho nông sản đặc trưng của địa phương. Ảnh: T. Giang   

Bên cạnh đó, địa phương này đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tuân thủ các quy trình về quản lý chất lượng; đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức các hội chợ, đặc biệt chú trọng đến việc tiêu thụ qua kênh thương mại điện tử. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực hỗ trợ phát triển sản phẩm, nâng hạng sao sản phẩm OCOP và phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia.   

Theo định hướng triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn, Bắc Giang phấn đấu đến năm 2030, duy trì, củng cố và nâng cấp 95 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao năm 2019-2020; đưa Chương trình đi vào chiều sâu, gắn phát triển nông nghiệp với các ngành kinh tế khác, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Tỉnh tiếp tục củng cố kiện toàn doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia thực hiện Chương trình OCOP; phát triển, tiêu chuẩn hóa tối thiểu 25-30 sản phẩm/năm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Phát triển thêm 2-3 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia, sản phẩm đạt 90-100 điểm, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. 

 

 

Thùy Dương 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline