Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/04/2025 00:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 06/04/2025

Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường

Thứ bảy, 20/05/2023 12:05

TMO - Thực hiện chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, UBND tỉnh Sơn La đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Sơn La, trải qua quá trình sắp xếp đổi mới giai đoạn năm 2004 -2014 đến nay việc sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường cơ bản đã hoàn thành, trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành công tác đo đạc, cắm mốc ranh giới các công ty nông, lâm nghiệp theo tỷ lệ 1/10.000, xác định ranh giới các công ty tiếp tục giữ lại để sử dụng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ thuê đất đối với đối tượng thuê đất.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi ở nhiều doanh nghiệp thực chất mới thực hiện việc đổi tên, chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp; phần lớn đất đai và rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản trong quản lý, sử dụng đất đai và rừng; hệ thống hồ sơ kỹ thuật và pháp lý sử dụng để quản lý đất còn thiếu và yếu (thiếu chính xác, không phản ánh đúng thực tế), tạo kẽ hở cho việc vi phạm pháp luật và gây khó khăn, phức tạp cho việc quản lý đất đai.

Các công ty nông, lâm nghiệp một phần trực tiếp tự tổ chức sản xuất; đối với các đơn vị năng lực tài chính yếu kém dẫn đến việc giao khoán cho người dân. Khi thực hiện giao khoán, các công ty nông, lâm nghiệp không quản lý các hợp đồng giao khoán, dẫn đến người nhận khoán tự do chuyển nhượng quyền sử đất được giao khoán cho người khác không nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng giao khoán; thực hiện bán vườn cây, hoặc khoán trắng cho người lao động dẫn đến không quản lý được sản xuất, để người nhận khoán sử dụng đất tự do không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mặt khác, do đất nông, lâm trường có lịch sử hình thành lâu đời, diện tích lớn, công tác quản lý đất đai bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: tình trạng sử dụng đất không đúng đối tượng, sử dụng không đúng mục đích vẫn còn xảy ra; việc lấn, chiếm, tranh chấp đất đai còn khá phức tạp ở nhiều địa phương mà chưa được giải quyết dứt điểm. Chưa giải quyết triệt để việc người dân thiếu đất ở, đất sản xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai chưa được thường xuyên, liên tục, chưa kiên quyết, kịp thời xử lý dứt điểm các vi phạm liên quan đến đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giải quyết cơ bản những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, để chấn chỉnh và khắc phục các hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai; xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; tạo nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về đất đai; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 03/8/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La; Kế hoạch số 124-KH/TU ngày 20/9/2022 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

UBND tỉnh giao Sở TN&MT triển khai các nhiệm vụ của Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, được phê duyệt theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, các Công ty nông, lâm nghiệp rà soát hiện trạng đất đai của các Công ty nông, lâm nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống bản đồ và hồ sơ quản lý đất đai theo quy định. Hướng dẫn các Công ty nông, lâm nghiệp và UBND các huyện quản lý quỹ đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường xây dựng phương án sử dụng đất, phương án quản lý, sử dụng quỹ đất các nông, lâm trường giữ lại và phần diện tích đất bàn giao về địa phương; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt phương án theo quy định.

UBND tỉnh Sơn La đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường. 

Sở NN&PTNT tham mưu, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc liên quan đến các hợp đồng giao khoán đất nông, lâm nghiệp giữa các nông, lâm trường với các tổ chức, hộ gia đình. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế giao khoán đất nông nghiệp.

Tham mưu, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc liên quan đến các hợp đồng giao khoán đất nông, lâm nghiệp giữa các nông, lâm trường với các tổ chức, hộ gia đình; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế giao khoán đất nông nghiệp. Hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật của cây trồng, vật nuôi; chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và quy định tại các văn bản liên quan khi có đề nghị của các tổ chức, cá nhân liên quan. 

UBND 7 huyện (gồm: Mai Sơn, Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã, Sốp Cộp, Phù Yên, Mường La) có đất nông, lâm trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị, quản lý sử dụng đất. Rà soát, xác định rõ nguồn gốc, ranh giới, hình thức, tình hình sử dụng đất; phương án quản lý, sử dụng quỹ đất các nông, lâm trường bàn giao về địa phương. Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, theo dõi việc chấp hành pháp luật đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đối với phần đất đã bàn giao về địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng tự ý chia lô, tách thửa, xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp. Trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện kéo dài về đất đai, không để lãng phí trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Đồng thời, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định; thu tiền sử dụng đất đối với người được giao đất, cho thuê đất theo quy định hiện hành; Triển khai các thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn khi nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Các công ty nông, lâm nghiệp có sử dụng đất nguồn gốc nông, lâm trường, triển khai đánh giá lại tình hình quản lý, hiệu quả sử dụng diện tích đất đã được nhà nước cho thuê để quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, ranh giới, vị trí, không để phát sinh mới các trường hợp lấn, chiếm đất. Cương quyết xử lý các trường hợp thực hiện không đúng hợp đồng nhận khoán, người sử dụng đất không phải là người nhận khoán... 

 

 

Linh Phan 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline