Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 02:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Tăng cường chuyển đổi số, tạo bứt phá trong hoạt động xúc tiến thương mại

Thứ bảy, 15/02/2025 06:02

TMO - Với sự nhạy bén, chủ động và sự quan tâm sát sao của cấp ủy chính quyền các cấp, cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tỉnh Hoà Bình trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong nắm bắt cơ hội từ chuyển đổi số, tạo sự phát triển đột phá trong hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hòa Bình phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng. Năm 2025, với những khí thế mới, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại theo hướng chuyên nghiệp, thực chất, hiệu quả, có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, tầm nhìn dài hạn…

Đáng chú ý, tỉnh Hoà Bình đã và đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng chuyển đổi số  (CĐS) trong hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào nâng cao nhận thức, cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, nhất là tăng cường hoạt động kết nối cung - cầu. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp UBND các huyện triển khai các chương trình truyền thông, đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp. Các văn bản hướng dẫn, chính sách ưu tiên được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp địa phương trong CĐS.

Từ năm 2022 đến nay, thực hiện nhiệm vụ được giao, ngành Công Thương đã tổ chức trên 50 lớp tập huấn, hỗ trợ trên 1.400 hộ sản xuất và hợp tác xã đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Tỉnh tổ chức hàng chục hội nghị và lớp đào tạo về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm khi tham gia thị trường số. Ngành Công Thương hỗ trợ đưa thông tin 90 doanh nghiệp, 137 sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT tỉnh. Nền tảng này không chỉ tạo điều kiện cho các sản phẩm OCOP mà còn kết nối với sàn TMĐT hợp nhất như www.sanviet.vn giúp mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, tỉnh hợp tác với các sàn TMĐT lớn (Postmart, Voso, Sendo) để phân phối sản phẩm nông sản đặc trưng, như cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, rau sạch Lương Sơn… Điều này giúp các sản phẩm tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Ứng dụng CĐS trong hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, qua đó doanh nghiệp nhìn nhận lại sản phẩm của mình, nhận ra các mặt còn hạn chế, thiếu sót, từng bước khắc phục, hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiểu rõ được điều đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh Hoà Bình đã tích cực hơn trong việc đăng ký tham gia chương trình xúc tiến thương mại do các sở, ngành, địa phương tổ chức.

Thúc đẩy CĐS trong hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình tiêu thụ nông sản của người dân tỉnh Hoà Bình. (Ảnh minh hoạ: HH). 

Từ năm 2021 đến nay, đã có hàng trăm lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh của tỉnh tham gia các hội chợ tại tỉnh, trong nước và quốc tế như: Vietnam Expo, hội chợ OCOP Quảng Ninh và các sự kiện tại Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ. Các hoạt động này đã giúp doanh nghiệp địa phương quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và nâng cao giá trị thương hiệu. Theo Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình, bằng nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực, hiện nay, việc số hóa dữ liệu và tích hợp các nền tảng CNTT đã được các doanh nghiệp tiếp cận, giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn quy trình sản xuất, tiếp thị và phân phối.

Trên 80% doanh nghiệp tại Hoà Bình đã ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, trong đó, khoảng 30% có trang web riêng và cập nhật thường xuyên. Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, quá trình CĐS tại tỉnh vẫn còn những hạn chế, trong đó phải kể đến hạ tầng CNTT chưa đồng bộ. Sự chênh lệch giữa các khu vực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khiến việc triển khai gặp khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự hiểu rõ lợi ích của CĐS, hoặc chưa có nguồn lực đủ mạnh để đầu tư vào công nghệ; các rủi ro về an ninh mạng đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hệ thống giám sát, bảo vệ dữ liệu…

Nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 24/12/2021 về chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và UBND tỉnh ban hành Quyết định 785/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về việc ban hành Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy quá trình phát triển đô thị thông minh; từng bước hoàn thành chuyển đổi số đối với những chỉ tiêu cơ bản ở một số lĩnh vực quan trọng trên cả 3 trụ cột chính: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Phấn đấu tỉnh Hòa Bình nằm trong nhóm xếp hạng khá của quốc gia trong Bảng xếp hạng đánh giá chỉ số Chuyển đổi số DTI vào năm 2025.

Mục tiêu đến năm 2030, Hòa Bình sẽ chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh. Hòa Bình sẽ trở thành một trong những địa phương có chỉ số khá về Chính phủ số và kinh tế số. Từ đó hướng tới phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 

Hương Giang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline