Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Tăng cường các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên nước

Thứ năm, 28/03/2024 14:03

TMO - Tỉnh Hòa Bình đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Qua đó, thực hiện hiệu quả nguyên tắc bảo vệ gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. 

Nguồn nước mặt ở tỉnh Hòa Bình chủ yếu là từ các sông (sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi,...) chảy qua địa bàn tỉnh và 544 hồ chứa thủy lợi và khoảng 1.300 ha ao hồ nhỏ. Tiềm năng nước mặt tỉnh Hòa Bình khoảng 57,5 tỷ m3 , trong đó lượng nước của riêng sông Đà cung cấp 53,1 tỷ m3, các sông suối khác cung cấp 4,4 tỷ m3. Nguồn nước sông, suối trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phân bố khá đều. Các sông lớn có lưu lượng dòng chảy khá gồm: sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Bưởi và sông Lạng. Trên 50% sông suối có lưu lượng thường xuyên trên 3 lít/s.

Trên địa bàn tỉnh có 544 hồ chứa thủy lợi và hệ thống ao, đầm nhưng chỉ có 474 hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hồ Hòa Bình có diện tích mặt hồ khoảng 20.800ha, phần diện tích thuộc Hòa Bình khoảng 8.000 ha. Từ khi có hồ Sơn La được xây dựng ở thượng lưu, dung tích hồ Hòa Bình tăng từ 9,45 tỷ m3 lên 9,862 tỷ m3 và dung tích hữu ích là 6,062 tỷ m3, ngoài nhiệm vụ chính là phòng chống lũ hạ du với dung tích phòng lũ 7 tỷ m3, hồ Hòa Bình còn cung cấp nước để phát điện, điều tiết nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo kết quả điều tra sơ bộ, nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, nhưng phân bố không đồng đều theo cấu thành tầng địa chất. Nước dưới đất nhiều nơi ở độ sâu 5 - 10 m (tập trung nhiều ở các lưu vực sông và vùng ven hồ); nhưng cũng có một số nơi nằm dưới độ sâu 40 - 50 m, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất khoảng 790.776 m3 /ngđ (ước khoảng 0,3 tỷ m3). Nhìn chung chất lượng nước dưới đất ở Hòa Bình phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm, có khả năng khai thác phục vụ sản xuất và đời sống, cấp nước sinh hoạt cho dân cư. Hiện nay, tổng công suất khai thác nước dưới đất ở tỉnh Hòa Bình tại các bãi giếng do công ty nước sạch Hòa Bình quản lý cũng như của các đơn vị khai thác nhỏ lẻ khác đã lên tới 9.630 m3/ngđ (3.250 m3/ngđ công trình cấp nước tập trung tại các đô thị và 6.380 m3 / ngđ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn).

Với lợi thế về nguồn nước mặt, tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh khai thác, sử dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế. 

Với lượng nước mặt và nước dưới đất phong phú, Hòa Bình có lợi thế lớn về khai thác và sử dụng nguồn nước. Lợi thế này đã được tỉnh phát huy trong những năm qua. Nước được khai thác để phục vụ sản xuất cho cả vùng hạ du rộng lớn; được cấp cho sinh hoạt và được biến thành dòng điện phát triển kinh tế đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Hàng năm, vào vụ Đông Xuân từ tháng 1 đến tháng 3, hồ Hòa Bình xả khoảng 4-5 tỷ m3 phục vụ đổ ải vụ Đông Xuân của Đồng bằng Sông Hồng.

Dự báo của ngành chức năng tỉnh cho thấy, nhu cầu nước đến năm 2030 cho các lĩnh vực cụ thể như sau: Nước sinh hoạt là 130.726 m3/ngđ, trong đó các đô thị và khu dân cư tập trung là 68.511 m3/ngđ và nông thôn là 62.230 m3 /ngđ. Nước cấp cho các khu công nghiệp là 104.828 m3/ngđ và công suất các nhà máy cấp nước yêu cầu là 60.620 m3/ngđ. Nước cho nông nghiệp: Trồng lúa là 500,5 m3/năm; Cây hàng năm: diện tích canh tác cây hàng năm trồng ngô, rau, đậu, đỗ... với diện tích 30.969 ha năm 2025 và 21.176 ha năm 2030. Nhu cầu nước trung bình 4.000 m3/ha/năm. Nhu cầu nước cho cây hàng năm là 123.900.000 m3 năm 2025 và 84,7 triệu m3 năm 2030. Nước cho chăn nuôi: Định hướng 2025 sẽ nuôi 110.000 con trâu, bò 115.000 con, lợn 750.000 con và gia cầm là 9 triệu con. Ước tính lượng nước cần cho chăn nuôi là 18.036.750 m3 năm 2025 và 27.055.125 m3 năm 2030.

Nước cho nuôi trồng thủy sản: Hòa Bình với lợi thế có nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó có hồ Hòa Bình nên việc phát triển nuôi cá lồng, cá bè tại các lòng hồ này đang rất phát triển theo hướng hàng hóa. Định hướng giai đoạn 2021-2030, tiếp tục phát triển nuôi cá lồng mặt hồ phát triển từ 4.750 lồng hiện nay lên 7.000-8.000 lồng, tạo việc làm cho 5.000 lao động. Tổng nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản năm 2025 là 28 triệu m3 và giảm xuống còn 25 triệu m3 năm 2030. 

Lượng nước tối thiểu sử dụng cho sinh hoạt là 44 triệu m3 cho năm 2025 và 47,6 triệu m3 dự báo cho năm 2030. Lượng nước tối thiểu dành cho các đối tượng còn lại (nông nghiệp, thủy sản): để đảm bảo an sinh xã hội, lượng nước cho trồng trọt là 500 triệu m3, cho nuôi trồng thủy sản là 25 triệu m3.  Như vậy, tổng lượng nước bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu trước khi phân bổ là tổng của các lượng nước trên với 659 triệu m3 /năm. Trong đó, khu vực sông Bôi (huyện Kim Bôi) và sông Bưởi (huyện Tân Lạc và Lạc Sơn) có nhu cầu lớn nhất 91 triệu m3/năm và 198 triệu m3 cho trồng lúa, khu vực Mai Châu có nhu cầu nhỏ nhất là 26,5 triệu m3 /năm cho trồng lúa.

Theo phương án cân bằng nước được chọn, nước mặt vẫn là nguồn nước chính cung cấp cho các ngành sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình trong những tháng mùa mưa và một phần mùa khô. Ngoài ra, trong những tháng thiếu nước nghiêm trọng như tháng 1, 2 và tháng 3, nước dưới đất được khai thác bổ sung cho các nhu cầu sinh hoạt và một phần nhu cầu công nghiệp và nông nghiệp. Giai đoạn hiện tại, nước mặt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là nguồn chính cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Trong tương lai, lượng nước mặt sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp và chăn nuôi sẽ được bổ sung một phần từ nguồn nước dưới đất. 

Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện chức năng đa mục tiêu, vừa đảm bảo cung ứng nguồn nước cho sản xuất đồng thời phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai. 

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến công tác quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn: Đảm bảo tầm nhìn dài hạn, định hướng tổng thể, điều hòa, phân phối tài nguyên nước đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hài hòa với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng; Quản lý và khai thác tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lý, đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thủy sinh, thích ứng với biến đối khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước.  

Đồng thời, phân bổ chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại hiệu quả kinh tế cao và ít tiêu tốn nước; hạn chế khai thác nước dưới đất có chất lượng kém, nơi ô nhiễm, nguy cơ ô nhiễm cao, nơi có mực nước ngầm không đủ điều kiện khai thác; Khai thác, sử dụng tài nguyên nước gắn liền với công tác bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ và duy trì. Xây dựng phương án phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. 

Trong năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình đã tham mưu trình UBND tỉnh cấp 9 giấy phép khai thác, sử dụng nước; cấp 4 giấy phép thăm dò theo thẩm quyền; trình UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tính tiền cấp quyền khai thác, sử dụng nước cho 6 dự án. Thời gian qua, UBND tỉnh quan tâm thực hiện các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; tăng cường hoạt động quản lý xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh; có các biện pháp quản lý, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện lập danh mục và bản đồ phân vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký nước dưới đất tỉnh Hòa Bình.

Ngành chức năng tỉnh tập trung tuyên truyền, xây dựng mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, thay đổi nhận thức của người dân, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; cải tạo, xây dựng các công trình thu giữ, tích trữ nước, nạo vét lòng hồ tạo nguồn nước của các hồ chứa; cải tạo, nâng cấp các hệ thống thu gom chất thải, xử lý rác thải và thoát nước trong đô thị; lập hành lang bảo vệ nguồn nước, khoanh định vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; nghiên cứu để giảm nhu cầu nước tưới trong nông nghiệp; áp dụng công nghệ mới, tái sử dụng nước; tập trung xử lý nước thải, rác thải; ứng dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sử dụng phân, thuốc, chế phẩm sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

 

 

Minh Thùy 

 

 



 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline