Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 16:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

TP. Hồ Chí Minh: Các công trình trọng điểm cần nguồn vật liệu xây dựng lớn

Chủ nhật, 27/07/2025 06:07

TMO - TP. Hồ Chí Minh đang tập trung triển khai nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, kéo theo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tăng mạnh. Các dự án đều đòi hỏi nguồn cung vật liệu lớn, ổn định và liên tục. Việc bảo đảm đủ vật liệu là nhiệm vụ quan trọng để duy trì tiến độ và chất lượng thi công trên toàn địa bàn, nhất là trong giai đoạn 2025-2026.

Giai đoạn 2025–2026, TP. Hồ Chí Minh sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hàng loạt công trình hạ tầng trọng điểm, trong đó nổi bật là đường Vành đai 3, cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và các tuyến giao thông liên vùng, dự án chỉnh trang đô thị…Những dự án này không chỉ có quy mô lớn mà còn mang tính kết nối vùng, yêu cầu khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn, từ đất đắp, cát, đá, xi măng đến thép và bê tông thương phẩm.

Ước tính tổng nhu cầu vật liệu cho các công trình trọng điểm trong hai năm tới có thể tăng gấp đôi so với giai đoạn trước Theo chia sẻ của đơn vị đang thi công đường Vành đai và dự án nạo vét, gia cố suối Cái, nguồn đá phục vụ xây dựng hiện chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, giá liên tục tăng, gây áp lực lên tiến độ và tài chính dự án. Một số nhà cung cấp bê tông do thiếu vật liệu đá cũng chưa đủ năng lực đáp ứng yêu cầu vật tư. Tình trạng thiếu hụt vật liệu cũng xuất hiện tại các dự án khác.

Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác quản lý, cung ứng và ổn định thị trường vật liệu xây dựng. Thành phố đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận để chủ động nguồn cung, đồng thời rà soát quy hoạch mỏ vật liệu, vận hành hiệu quả hệ thống logistics nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Việc đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vật liệu là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy giải ngân đầu tư công và hoàn thành đúng tiến độ các dự án mang tính chiến lược của thành phố.

Với nhiều dự án trọng điểm, TP. HCM cần nguồn vật liệu xây dựng thông thường lớn. 

Tại Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành và đường Vành đai 4 đoạn cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn là các công trình quan trọng quốc gia, giữ vai trò trục kết nối Đông – Tây, liên kết cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành và khu vực Tây Nguyên. Khối lượng vật liệu cho hai dự án này ước tính lên tới 10,6 triệu m3 đất đắp, 3,5 triệu m3 đá và 0,83 triệu m3 cát.

Lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết,  doanh nghiệp đã kiến nghị các địa phương bổ sung nguồn cung và cho phép tận dụng đất từ cải tạo nông nghiệp để san lấp, tương tự cơ chế áp dụng ở một số dự án cao tốc khác, nhằm kiểm soát chi phí và bảo đảm tiến độ thi công. Còn theo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, riêng tại khu vực Bình Dương cũ, hiện còn 31 giấy phép khai thác vật liệu xây dựng có hiệu lực với diện tích gần 900 ha, tổng trữ lượng đá, cát và đất san lấp đạt hơn 322 triệu m3.

Đây là nguồn cung chính cho các dự án; trong đó đá xây dựng chiếm tỷ lệ lớn với khoảng 17 triệu m3 mỗi năm, đáp ứng gần 80% nhu cầu khu vực. Tuy nhiên, sản lượng thực tế chỉ đạt 60 – 70% công suất thiết kế. Đáng chú ý, nguồn cát xây dựng và đất san lấp thiếu hụt nghiêm trọng trong 1,5 năm tới, nguồn khai thác tại khu vực dự kiến chỉ đáp ứng được 1,575 triệu m3 cát san lấp so với nhu cầu gần 9 triệu m3; đất san lấp chỉ đáp ứng khoảng 6 triệu m3 trong tổng nhu cầu hơn 15 triệu m3.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hồ Chí Minh cho biết, các sở ngành và địa phương sẽ rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông và cấp phép để đẩy nhanh thủ tục nâng công suất, mở rộng khai thác mỏ, đáp ứng tiến độ công trình. Đối với đá xây dựng, TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện Luật Địa chất và Khoáng sản 2024, khoanh định khu vực không đấu giá và tổ chức đấu giá quyền khai thác tại các mỏ đã được phê duyệt ở Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ), dự kiến hoàn thành trong quý IV/2025. Hồ sơ nâng công suất, khai thác sâu tại các mỏ cũng được yêu cầu xử lý kịp thời.

Giải pháp ngắn hạn cho cát san lấp là tận thu từ các dự án nạo vét sông Thị Tính (Bình Dương cũ) và hồ chứa tại Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ), với khả năng cung cấp hàng triệu mét khối giai đoạn 2025 – 2030. Các nhà thầu được khuyến khích tìm nguồn bổ sung từ Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhập khẩu từ Campuchia để giảm phụ thuộc một vài khu vực cung cấp. Đối với đất san lấp, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp các đơn vị khảo sát trữ lượng khu vực đồi gò, tổ chức đấu giá quyền khai thác theo quy định; đồng thời tận dụng đất dư từ cải tạo dân dụng và bóc phủ mỏ đá để bù đắp thiếu hụt.

Dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là 1 trong những công trình trọng điểm của TP. HCM. (Ảnh minh hoạ).

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cũng được giao công bố giá và chất lượng vật liệu xây dựng, kiểm soát thị trường, tránh đầu cơ; đồng thời nghiên cứu khả năng sản xuất cát nghiền thay thế một phần cát tự nhiên. Chủ đầu tư và nhà thầu được khuyến nghị chủ động tìm nguồn cung dài hạn, dự trữ vật liệu tại công trường và áp dụng công nghệ thi công hiện đại để tiết kiệm tài nguyên, giảm tác động môi trường.

Trong giai đoạn tiếp theo, TP. Hồ Chí Minh sẽ kiến nghị các bộ, ngành mở rộng sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên như tro, xỉ và các vật liệu nhân tạo theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển bền vững. Việc bảo đảm nguồn vật liệu xây dựng cho các công trình trọng điểm trong giai đoạn 2025–2026 có rất quan trọng  đối với tiến độ và chất lượng phát triển hạ tầng đô thị của TP. Hồ Chí Minh.

Trong bối cảnh nhiều dự án quy mô lớn được khởi công và triển khai đồng thời, nhu cầu vật liệu tăng đột biến đòi hỏi thành phố phải có chiến lược dài hạn về khai thác, phân phối và quản lý tài nguyên xây dựng. Bên cạnh việc phối hợp với các tỉnh cung cấp vật liệu, TP. Hồ Chí Minh cần chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thi công nhằm tiết kiệm vật tư, giảm lãng phí.

Cùng với đó, việc kiểm soát giá cả, chất lượng và minh bạch trong quá trình cung ứng cũng cần được tăng cường để tránh xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ hoặc đầu cơ trục lợi. Trong dài hạn, thành phố cần tính đến phương án sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, tái chế và bền vững, phù hợp xu hướng phát triển đô thị hiện đại. Đảm bảo nguồn vật liệu ổn định không chỉ phục vụ hạ tầng mà còn góp phần quan trọng trong mục tiêu xây dựng đô thị văn minh, kết nối và phát triển của thành phố.

 

Minh Trang

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline