Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 02/02/2025 17:02

Tin nóng

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Chủ nhật, 02/02/2025

Tận dụng nguồn nước tự nhiên trong phát triển nuôi trồng thủy sản

Thứ sáu, 04/03/2022 20:03

TMO - Dựa vào nguồn nước sông, suối tự nhiên, tỉnh Bắc Kạn phát triển mạnh mẽ nghề nuôi trồng thủy sản trở thành hướng phát triển kinh tế hiệu quả của địa phương.

Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là hơn 1.300ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 đạt khoảng 2.500 tấn, năng suất gần 18 tạ/ha. Phần lớn thủy sản được nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh, nuôi ghép các loài truyền thống, một số diện tích nuôi đơn loài nhưng quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư thấp.

Từ chỗ chỉ nuôi để cung cấp thêm thực phẩm cho gia đình, nay nhiều nông dân ở Bắc  Kạn đã mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản thành hàng hóa số lượng lớn. Cùng với việc đảm bảo nguồn giống, thức ăn, các hộ dân đã chú trọng việc chăm sóc, phòng bệnh cho cá theo mùa nên sản lượng cá thả nuôi của bà con hiện nay khá lớn.

 Mô hình nuôi cá rô phi cho hiệu quả kinh tế ổn định tại huyện Na Rì

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Kạn, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở ao, hồ, ruộng năm 2020 của tỉnh đạt 2.283 tấn, bằng 263% so với năm 2011, năng suất đạt 17,1 tạ/ha, cao gấp 2,1 lần so với năm 2011. Đối với diện tích mặt nước lớn, người dân địa phương đã phát triển nuôi cá lồng. 

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 46 lồng nuôi cá, sản lượng đạt 74 tấn. Đa phần các lồng cá được làm bằng khung kẽm chắc chắn có thể tích 50m3 trở lên, thay thế dần cho các lồng làm bằng tre, gỗ trước đây. Các loài cá nuôi lồng chủ yếu như: Cá rô phi đơn tính, cá diêu hồng, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá chép...

Ba Bể là địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng nhiều nhất trong tỉnh. Khai thác tiềm năng, lợi thế mặt nước của sông Năng, nhiều hộ dân trên địa bàn đã và đang nuôi cá lồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập.

Mô hình nuôi cá lồng được nhân rộng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 

Dọc các xã Thượng Giáo, Bành Trạch, Khang Ninh, thị trấn Chợ Rã, người dân đã khai thác lợi thế mặt nước của dòng sông Năng chảy qua phát triển với khoảng 30 lồng cá như: Trắm, chép, diêu hồng. Nhờ có dòng nước lưu thông trên sông Năng nên người nuôi không phải lo lượng thức ăn thừa gây ô nhiễm như nuôi trong ao. Cách chăn nuôi này cũng giảm được khâu xử lý môi trường ao nuôi và thời gian nghỉ của ao sau mỗi vụ, từ đó giảm nhiều chi phí, nâng cao thu nhập.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã triển khai một số dự án khoa học, trong đó có mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè, mô hình tận dụng tiềm năng mặt nước trên sông và hồ chứa nuôi cá trong lồng bè.  Nhờ thực hiện tốt khâu phòng trừ nên dịch bệnh được khống chế, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản. Từ đó, thu nhập của người dân từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản được tăng lên, đời sống từng bước được cải thiện.

Người dân huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn triển khai các mô hình nuôi cá diêu hồng tại các lồng bè 

Song song với phương pháp nuôi truyền thống, tận dụng nguồn tài nguyên nước lạnh, những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào nuôi cá hồi, cá tầm, góp phần phát triển kinh tế và tăng thêm cơ cấu giống loài nuôi mới. Hiện tỉnh có 2 cơ sở nuôi cá nước lạnh, tổng diện tích 1,1ha, sản lượng đạt 7,2 tấn, năng suất đạt 6,5 tạ/ha.

Tại xã Bằng Phúc, với diện tích nuôi lớn hơn, người dân đã tận dụng thượng nguồn sông Cầu được bắt nguồn từ dãy núi Tam Tao, nơi có dòng nước quanh năm mát lạnh để lấy nước nuôi cá. Đầu tư khá bài bản từ hệ thống bể cá với mái lợp và xử lý nước, quy trình chăm sóc nghiêm ngặt nên chất lượng cá đảm bảo đã mang lại thu nhập cao từ việc nuôi cá tầm, cá hồi.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Kạn, để khai thác tiềm năng sẵn có về diện tích, phát triển thủy sản, đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm của người dân địa phương, nâng cao đời sống người nuôi trồng thủy sản, gắn với du lịch sinh thái ở khu vực nuôi cá nước lạnh, địa phương đang hướng tới phát triển sản phẩm thủy sản an toàn, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác thủy sản, liên kết trong tiêu thụ.

 

Chiến Thắng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline