Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 11:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Tái sinh rừng từ "bom hạt giống"

Thứ hai, 22/08/2022 04:08

TMO - Là một trong những địa phương có nhiều diện tích rừng bị tàn phá, thời gian qua những bạn trẻ yêu thiên nhiên ở Đắk Lắk đang thực hiện và nhân rộng mô hình "bom hạt giống" để trồng rừng.

“Bom hạt giống” là một ý tưởng sáng tạo của người dân Ấn Độ để khôi phục những khu đất bị sa mạc hóa, đất trống, đồi trọc, trảng cỏ và trồng mới những cánh rừng bị chặt phá.

Theo đó, đất bọc hạt thường là hỗn hợp đất sét và các thành phần khác như phân trộn hoặc mùn. Sau đó, cho các loại hạt cây như: bồ hòn, kơ nia, sâm… vào rồi vo tròn lại. Do đất có độ kết dính, nên hạt giống được bao bọc, bảo vệ khỏi côn trùng, tỷ lệ nảy mầm cao.

“Bom hạt giống” được nhân rộng nhằm tái sinh rừng. Ảnh: Khả Lê 

Đầu năm 2021, anh Phạm Quang Thái, Ủy viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường khu vực Tây Nguyên đã quyết định lan tỏa mô hình này tại Đắk Lắk sau những thành công ban đầu tại hai tỉnh Kon Tum và Quảng Trị. Sau đó, cùng với các cộng sự trong nhóm các bạn trẻ yêu thiên nhiên đã tạo ra nhiều “bom hạt giống” tiếp tục hành trình tái sinh tại khu vực đất trống, đồi trọc.

Sau khi mang đi thả trên rừng hoặc vùng đất trống đồi trọc, các hạt giống nằm trong lớp đất đợi khi có mưa sẽ nảy mầm, cây con mọc lên đã có sẵn một lượng dinh dưỡng đủ để phát triển ban đầu. Mùa mưa kéo dài khoảng 2 – 3 tháng đủ để cây con cứng cáp. Khi mùa khô hạn đến thì sức chống chọi của cây con cũng mạnh hơn. Giá mỗi quả bom hạt giống chỉ khoảng 500 đồng, nhưng đã giúp tái sinh những cánh rừng một cách tự nhiên. 

 

 

Lê Mai 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline