Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 15:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Tái sinh các loài chính để phục hồi hệ sinh thái

Thứ năm, 03/03/2022 15:03

TMO - Tại phiên họp lần thứ 68 (20/12/2013) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố chọn ngày 3/3 hàng năm là Ngày Động vật hoang dã thế giới, nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về thế giới động vật, thực vật hoang dã.

Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã năm 2022 với chủ đề "Tái sinh các loài chính để phục hồi hệ sinh thái", để thu hút sự chú ý đến tình trạng bảo tồn của một số loài động vật hoang dã cực kỳ nguy cấp và thúc đẩy các hoạt động hướng tới việc hình dung và thực hiện các giải pháp để bảo tồn chúng.

Ngày Động vật hoang dã thế giới ghi nhận vai trò quan trọng của thế giới hoang dã đối với con người. Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã còn có ý nghĩa đặc biệt để truyền cảm hứng cho cộng đồng về vấn đề bảo tồn, từ đó cùng nhau bảo vệ thế giới động vật hoang dã - nền tảng quan trọng của đa dạng sinh học.

Đàn voi tại Vườn quốc gia Kruger- khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi

Theo dữ liệu từ Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về các loài bị đe dọa, hơn 8.400 loài động vật và thực vật hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong khi gần 30.000 loài khác được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương. Dựa trên những ước tính này, hơn một triệu loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Sự suy giảm liên tục của các loài môi trường sống và hệ sinh thái cũng đe dọa tất cả sự sống trên Trái Đất. Con người ở khắp mọi nơi dựa vào động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên dựa trên đa dạng sinh học để đáp ứng mọi nhu cầu từ thực phẩm, đến nhiên liệu, thuốc men, nhà ở và quần áo. Hàng triệu người cũng dựa vào thiên nhiên như nguồn sinh kế và cơ hội kinh tế của họ.

Ngày Thế giới bảo vệ động vật hoang dã năm 2022 sẽ tập trung vào các hoạt động kỷ niệm hướng tới nhu cầu cấp thiết phải đảo ngược số phận của các loài đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất, để hỗ trợ việc phục hồi môi trường sống các loài động vật hoang dã và các hệ sinh thái mà chúng duy trì, đồng thời phát huy giá trị của các thực hành và kiến thức truyền thống góp phần thiết lập mối quan hệ bền vững hơn với các hệ thống tự nhiên quan trọng này.

 

Thế Quyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline