Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 10:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Tài nguyên thiên nhiên quý giá tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong

Thứ ba, 08/02/2022 16:02

TMO - Tại Quảng Bình, ngoài các địa điểm nổi tiếng với hệ thống hang động lớn nhất thế giới, sông suối, bãi biển dài và cát trắng… Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong nằm về phía Tây - Nam huyện Lệ Thủy được xem là thiên đường du lịch rừng nhiệt đới - một kho tàng du lịch mới chưa được khám phá.

Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu- Khe Nước Trong là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ che phủ trên 98% và có tính đa dạng sinh học cao, chứa đựng nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần phải bảo tồn. . Nơi đây có các phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (diện tích hơn 13.000 ha); phân khu phục hồi sinh thái (gần 8.500 ha) và phân khu hành chính - dịch vụ (hơn 20 ha).

Chà vá nâu được phát hiện tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong

Đặc biệt, đây là nơi sinh sống của các loài động vật quý hiếm như: Bò tót, sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân nâu, trĩ sao, hồng hoàng.. Trong đó có 15 loài bò sát và ếch nhái đặc hữu của Việt Nam; 12 loài đặc hữu của Đông Dương và 17 loài bị đe dọa gồm 9 loài có trong Sách đỏ Việt Nam, 10 loài ghi trong Danh mục đỏ, 6 loài ghi trong Nghị định 06 của Chính phủ về "quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp" cùng nhiều sinh cảnh vùng đất thấp đã được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế xác định là vùng đa dạng sinh học trọng điểm, nối giữa Việt Nam và Lào.

Ngoài ra, Động Châu - Khe Nước Trong còn được Tổ chức Bảo tồn chim thế giới công nhận là một trong 62 vùng chim quan trọng và vùng chim đặc hữu đất thấp của Việt Nam (BirdLife International 2002).

Khu rừng Động Châu- Khe Nước Trong sở hữu thảm thực vật phong phú, giàu có bậc nhất nước ta

Ngoài ra, đây còn là nơi hiếm hoi trong toàn quốc bảo tồn được thảm thực vật trên 50% (diện tích 14.574 ha); diện tích rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, vùng núi đất thấp và rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, loại rừng giàu, tài nguyên còn rất phong phú; kiểu rừng này không còn tồn tại ở địa phương khác.

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) coi đây là một trong 200 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Những quan điểm về địa sinh học của các tác giả đều cho rằng, đây là vùng quan trọng đối với đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn cầu.

 Khe Nước Trong được khách du lịch khám phá và trải nghiệm nhiều hơn

Hơn nữa, khu dự trữ thiên nhiên này còn nằm ở vị trí giáp vĩ tuyến 17, gắn liền với chiến trường của các trận đánh ác liệt ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (đường Trường Sơn huyền thoại), khu vực phân chia ranh giới giữa hai miền Bắc - Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Các địa danh như Bãi Đạn, bản Trung Đoàn có giá trị lịch sử và tiềm năng lớn đối với du lịch tham quan chiến trường xưa, tìm về cội nguồn.

Người dân sinh sống gần khu vực, đặc biệt là đồng bào Bru-Vân Kiều có phong tục, tập quán rất đặc trưng, khác biệt với văn hóa của các dân tộc khác nên có tiềm năng về du lịch văn hóa cộng đồng.

Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, bên cạnh Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong là rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao và được tỉnh Quảng Bình xác định bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển du lịch bền vững, đảm bảo an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline