Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 01:07

Tin nóng

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thứ ba, 08/07/2025

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, bền vững

Chủ nhật, 14/05/2023 12:05

TMO - Tỉnh Hòa Bình xác định việc triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thúc đẩy kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Hòa Bình đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Trong lĩnh vực trồng trọt, các địa phương từng bước phát triển các cây trồng chính với quy mô lớn, tập trung, gắn với thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng. Ưu tiên phát triển nhóm cây ăn quả có múi, mía ăn tươi, rau an toàn.

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và mở rộng vùng sản xuất tập trung cây cam, bưởi ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc; mía ăn tươi ở Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; sản xuất rau hữu cơ, rau sạch tại Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu; duy trì phát triển vùng chè xanh ở huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết ở Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc.

Ngành trồng trọt đã khẳng định được vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nội ngành, đóng góp những cây trồng có giá trị và sản lượng cao vào phục vụ phát triển sản xuất mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Năm 2022, giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh ước cả năm đạt trên 7 nghìn tỷ đồng tăng 3,43% so với cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 117 nghìn ha bằng 98,6 % kế hoạch năm 2021, trong đó cây lương thực có hạt 71 nghìn ha, sản lượng ước đạt 36,6 vạn tấn; Giá trị thu nhập trên 1 diện tích đất canh tác trồng trọt ước đạt 155 triệu đồng/ha, tăng 15 triệu đồng so với năm 2021. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, định hướng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao. 

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh đã hình thành và mở rộng vùng sản xuất tập trung cây ăn quả có múi. 

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê; từng bước phát triển theo hướng tập trung công nghiệp, hình thành các vùng chăn nuôi, mô hình chăn nuôi trang trại sử dụng giống năng suất cao, thay đổi phương thức chăn nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi. Phát triển các loại gia súc, gia cầm phù hợp với lợi thế của địa phương đồng thời phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đồng thời, nuôi trồng thủy sản phát triển khá nhanh theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng và kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay đạt 2,7 nghìn ha và 4,7 nghìn lồng nuôi cá. Một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất, thu được kết quả tốt như các loại cá: trắm đen, lăng, rô phi, chép, dầm xanh, chiên, tầm...

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá so sánh năm 2022 ước đạt 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,24 % so với cùng kỳ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp, cơ bản đã tổ chức thực hiện phát triển chăn nuôi đúng theo quy hoạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao năng suất chất lượng, giá trị gia tăng có lợi thế của từng địa phương gắn với kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngành thủy sản đạt giá trị sản xuất trên 328 tỷ đồng, tăng trên 14,98% so cùng kỳ. Các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. 

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, giá trị sản xuất theo giá so sánh ước cả năm 2022 đạt 1,18 nghìn tỷ đồng, tăng 6,05% so với cùng kỳ. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã trồng được 7,4 nghìn ha/5,72 nghìn ha (đạt 129% kế hoạch) và cây phân tán là 968 nghìn cây, đạt 107% kế hoạch. Trên địa bàn toàn tỉnh có 87 cơ sở sản xuất giống, đã sản xuất được 21,15 triệu cây giống các loại đạt 132% kế hoạch. Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định trên 51,5%. Đến nay toàn tỉnh đã khai thác 6,48 nghìn ha rừng trồng tập trung, với khối lượng 587,66 nghìn m3 gỗ. Duy trì diện tích được cấp chứng chỉ rừng hiện có, tiếp tục thúc đẩy tăng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh. 

Hòa Bình đã thực hiện chuyển đổi và cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2022 tăng 3,62%, đóng góp 0,81 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Giá trị sản sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo giá so sánh ước đạt 12.326 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022 giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đất trồng trọt ước đạt 115 triệu đồng, tăng 15 triệu đồng so với năm 2021. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao; ước năm 2022 thực hiện chuyển đổi được trên 2.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác như ngô, rau đậu, cây có múi, cây hàng năm và cây lâu năm khác. Các mô hình liên kết sản xuất cây gai, cây bưởi đỏ, mía ăn tươi…tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi lồng và kết hợp nuôi trồng trên các hồ thủy lợi. Ảnh: VC. 

Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của nông sản Hòa Bình còn thấp, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; liên kết sản xuất chưa chặt chẽ; việc sản xuất theo chuỗi mới hình thành song quy mô nhỏ, tỷ lệ chuỗi xác nhận chưa cao; diện tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều. Hạ tầng nông nghiệp còn yếu, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp, trong khi khả năng huy động nguồn lực trong dân không nhiều.

Thời gian tới, tỉnh Hòa Bình tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp lợi thế cũng như nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi hữu cơ, sinh thái; phát triển thủy sản bền vững gắn với bảo vệ, phục hồi nguồn lợi thủy sản; đẩy mạnh liên kết từ sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025, hàng năm, tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 4 - 4,5%/năm; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác trồng trọt 200 triệu đồng/ha, thủy sản 250 triệu đồng/ha; 20% diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới tiết kiệm; 20% giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc tương đương; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 6%/năm; 95% cơ sở sản xuất chăn nuôi được xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường; giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 10%/năm.

Đồng thời, duy trì độ che phủ rừng hàng năm trên 50%; có 3 nghìn ha rừng trồng gỗ nhỏ được chuyển hóa sang rừng trồng kinh doanh gỗ lớn; 6 nghìn ha trồng mới, thâm canh và trồng rừng gỗ lứn bằng cây giống chất lượng cao; 50% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Tỷ lệ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 95%.

 

 

Thùy Lê

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline