Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 23:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp, xây dựng

Thứ năm, 19/10/2023 14:10

TMO - Ngành công nghiệp và các công trình xây dựng đang là những lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng. 

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, cả nước có 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm. Nếu các cơ sở tiêu thụ điện trọng điểm thực hành để tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì bình quân mỗi năm cả nước tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh, tương ứng với tiền điện tiết kiệm được hơn 3.200 tỷ đồng. Tương tự, với 27 triệu hộ gia đình, nếu tiết kiệm 1% điện thì mỗi năm cả nước tiết kiệm được 630 triệu kWh, tương đương 1.174 tỷ đồng.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chỉ cần tiết kiệm được 2% lượng điện năng tiêu thụ đúng như yêu cầu đặt ra tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 5 tỷ kWh điện. Sản lượng điện này tương đương với lượng điện của một nhà máy nhiệt điện có công suất 1.200 MW. 

Đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam, mức độ lãng phí năng lượng cũng khá lớn. Theo Bộ Xây dựng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ước tính từ 30-35% với tỷ lệ gia tăng diện tích sàn đưa vào sử dụng hàng năm là trên 40%. Tuy nhiên, ngành này cũng có tiềm năng lớn về sử dụng năng lượng hiệu quả. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà sẽ giúp giảm chi phí vận hành và giảm lượng khí thải CO2, mang lại lợi ích về môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Công Thương, thực hiện Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01/7/2013, đã có trên 90% thiết bị gia dụng có dán nhãn năng lượng. Chương trình đã loại bỏ tiêu thụ bóng đèn sợi đốt, nâng hiệu suất năng lượng đối với 06 loại sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng (máy biến áp, điều hoà không khí, nồi cơm điện, quạt điện, đèn huỳnh quang ống, CFL).

Nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới để giảm tiêu hao năng lượng. 

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp phụ trợ có tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng và tiềm năng lớn về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, chế biến thực phẩm là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng cũng là ngành tiêu thụ năng lượng hàng đầu. Đến năm 2020 cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tổng công suất khoảng 120 triệu lần nguyên liệu/năm và chiếm 19,2% tổng tiêu thụ năng lượng công nghiệp của Việt Nam.

Với ngành công nghiệp hỗ trợ, đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ dự kiến đáp ứng 70% nhu cầu và chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Vấn đề chung của ngành là quy mô nhỏ và năng lực sản xuất khiêm tốn, thiếu nguồn lực nâng cao nhận thức và công nghệ để thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia, tại Việt Nam các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp phụ trợ có tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, tiềm năng lớn về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng do còn thiếu thông tin về năng lượng hiệu quả, tính bền vững và sản xuất xanh.

Từ thực trạng trên, Dự án “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam” được triển khai tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam - tập trung nhiều doanh nghiệp của Việt Nam với nhiều mục tiêu kỳ vọng. Dự kiến kết quả của dự án là 100 nhà sản xuất trong 2 ngành được tuyên truyền nâng cao nhận thức và cải thiện các phương thức quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 10 nhà máy sẽ được hỗ trợ phát triển các dự án hiệu quả năng lượng khả thi; 3 nhà máy tiếp cận doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến thực phẩm ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu suất năng lượng; thiết lập 1 mạng lưới về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các nhà sản xuất, Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) các tổ chức tài chính và các bên liên quan; tham vấn lộ trình thành lập Hiệp hội ESCO và thí điểm công cụ đo điểm chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hệ thống pin năng lượng mặt trời cung cấp khoảng 20% tổng nhu cầu điện hàng năm của Tòa nhà xanh Một Liên Hợp Quốc.

Đối với ngành xây dựng, việc xây dựng công trình, tòa nhà xanh, tiết kiệm năng lượng đang là xu hướng phát triển mà ngành xây dựng đang hướng tới. Tòa nhà xanh nghĩa là cắt giảm lượng khí thải carbon xuống bằng "0" từ hoạt động thi công cho đến vận hành. Tiêu chuẩn này có thể thực hiện đồng bộ thông qua hai giải pháp: điện hóa từ năng lượng tái tạo (sử dụng các nguồn năng lượng gió, mặt trời, bộ lưu trữ điện…) và thông qua lĩnh vực số hóa (tự động hóa tòa nhà, hệ thống quản lý năng lượng) cho tòa nhà. 

Trong đó, tòa nhà xanh Một Liên Hợp Quốc (Ba Đình, Hà Nội) là trụ sở làm việc của 15 Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam được xây dựng lại trên cơ sở sử dụng trên 90% kết cấu của Tòa nhà cũ và thảm thực vật để giảm phát thải ra môi trường. Theo đó, yếu tố kỹ thuật là các giải pháp, công nghệ tiến tiến được toà nhà áp dụng. Điển hình là hệ thống pin năng lượng mặt trời được nâng cấp lên 160 kW giúp cung cấp khoảng 20% tổng nhu cầu điện hàng năm của tòa nhà. Hệ thống góp phần tạo cảnh quan, là kết cấu che nắng và hấp thụ bức xạ mặt trời một phần cho tòa nhà. Đặc biệt, tòa nhà sử dụng hệ thống điều hòa Trung tâm Chiller và VRV với hệ số COP (Coefficient of Performance) đạt hiệu quả năng lượng cao, tích hợp vào hệ thống điều khiển BMS để tự động kiểm soát, điều khiển nhằm cung cấp nhiệt độ và thời gian phù hợp cho văn phòng làm việc cũng như các sự kiện tại tòa nhà.  

Nhận thức được tầm quan trọng của các công trình có kiến trúc bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, đưa nội dung thúc đẩy phát triển các loại công trình này vào các cam kết quốc tế, luật, đề án… Cụ thể như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP 3); Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Tính đến giữa năm 2023, số lượng công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh đã vượt số lượng 80 công trình như mục tiêu QĐ số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030. Dự kiến đến 2030 cũng sẽ đạt vượt mục tiêu 150 công trình hiệu quả năng lượng. Thực hiện những chủ trương, chính sách thức đẩy phát triển công trình xanh, Bộ Công Thương và nhiều địa phương trên cả nước cũng triển khai các Giải thưởng về hiệu quả năng lượng trong đó có hạng mục cho Tòa nhà, công trình xanh.

Để góp phần đảm bảo hoàn thành mục tiêu tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính được Chính phủ phê duyệt trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) năm 2023, Bộ Công Thương đã chính thức phát động Giải thưởng "Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp- công trình xây dựng, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2023". Giải thưởng nhằm tôn vinh giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, sáng tạo và tiêu biểu trong công trình xây dựng, qua đó tạo hiệu ứng về mặt xã hội, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng tiêu dùng xanh và phát triển bền vững của đất nước. Thời gian nhận hồ sơ tham gia giải thưởng đến hết ngày 15/11/2023. Dự kiến sẽ tổ chức công bố và trao giải tháng 12 năm 2023.

 

 

Đức Nam 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline