Hotline: 0941068156

Thứ ba, 29/04/2025 20:04

Tin nóng

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 29/04/2025

Sơn La xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nâng cao giá trị nông sản

Thứ ba, 29/04/2025 12:04

TMO - Để khẳng định chất lượng cho nông sản của địa phương, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý nhãn hiệu cho nông sản chủ lực trên địa bàn.

Tỉnh Sơn La có trên 83.000 ha cây ăn quả (nhãn, xoài, na, chuối, mận, chanh leo, bơ, sơn tra...) sản lượng trên 362.000 tấn/năm; 18.960 ha cà phê, sản lượng cà phê nhân đạt trên 29.600 tấn. Đây là những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, có lợi thế xuất khẩu. Xu thế cạnh tranh của thị trường đòi hỏi sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ từ cơ quan chức năng. Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, cách thức sản xuất, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của sản phẩm.

Từ 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu biểu các sản phẩm: Cà phê Sơn La, chè Shan tuyết Mộc Châu, quả xoài tròn của huyện Yên Châu; chè Tà Xùa Bắc Yên, mật ong Sơn La, khoai sọ Thuận Châu... và 23 sản phẩm nông sản được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận. Trong đó, sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu và xoài tròn Yên Châu đã được bảo hộ tại thị trường Thái Lan và châu Âu.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan liên quan xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng, như: Dứa, mắc ca, hồng giòn Mộc Châu, gạo nếp tan Ngọc Chiến, dâu tây và măng Vân Hồ... Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu khoa học công nghệ tiên tiến các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đặc biệt là những sản phẩm đã hoặc đang được bảo hộ sở hữu trí tuệ, như: Tuyển chọn cà phê giống năng suất cao, nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ xuất khẩu; xây dựng mô hình trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất bền vững, xử lý ra hoa trái vụ đối với nhãn Sơn La...

Nhãn hiệu “Cá sông Đà Sơn La” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ vào năm 2018 nhưng chưa khai thác hiệu quả. Trước tình hình đó, năm 2022, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiệm vụ khoa học xây dựng mô hình khai thác hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà Sơn La” phục vụ xây dựng nông thôn mới, thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã xây dựng thành công mô hình khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Cá sông Đà Sơn La”, trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho 5 HTX nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện đủ điều kiện; trong đó lựa chọn được 3 HTX tại huyện Quỳnh Nhai tham gia mô hình gồm: HTX thủy sản Hồ Quỳnh, xã Chiềng Ơn; HTX thủy sản xã Chiềng Khoang và HTX thủy sản An Bình, xã Chiềng Bằng.

Tỉnh Sơn La chú trọng phát triển nhãn hiệu sản phẩm nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản địa phương.

Tại xã Tà Xùa, huyện vùng cao Bắc Yên, có khoảng 300 ha cây chè Shan tuyết, trong đó, khoảng 40 ha cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Năm 2017, sản phẩm “Chè Tà Xùa - Bắc Yên” đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Chè Tà Xùa”, UBND huyện Bắc Yên đã công bố và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Tà Xùa” cho Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc, mở ra cơ hội phát triển thương hiệu chè Shan tuyết. Đồng thời, bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản địa phương.

Tại huyện Yên Châu, giống xoài tròn là sản phẩm nông sản được đăng ký bảo hộ thành công tại thị trường nước ngoài. Xoài tròn có màu vàng cam, vị ngọt đậm, thơm. Hiện nay, toàn huyện trồng gần 600 ha xoài tròn, sản lượng đạt trên 3.000 tấn/năm. Năm 2012, xoài tròn Yên Châu được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Xoài tròn Yên Châu” với diện tích xoài trồng ở 3 xã Chiềng Pằn, Viêng Lán, Sặp Vạt. Đến nay, các địa phương đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng vùng trồng xoài, hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị xuất khẩu... 

Cụ thể hóa các mục tiêu Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.

Địa phương này đặt mục tiêu đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ được chấp nhận đạt từ 250 đơn trở lên, số văn bằng bảo hộ được cấp tăng từ 1,5 lần so với giai đoạn 2015-2020. Hỗ trợ tạo lập và quản lý, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể từ 30 sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm OCOP và sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Khai thác, quản lý và phát triển, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng cho từ 5 sản phẩm hàng hóa đã được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, sáng chế, giải pháp hữu ích; đăng ký bảo hộ cho 2 sản phẩm đặc thù mang địa danh của tỉnh ra nước ngoài…

Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các địa phương về xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; tăng cường tập huấn, tuyên truyền để doanh nghiệp, HTX hiểu hơn về quyền lợi khi đăng ký nhãn hiệu, lợi ích cũng như hiệu quả khi xây dựng "thương hiệu" các sản phẩm chủ lực địa phương. Đồng thời, tăng cường quản lý chất lượng, hậu kiểm các sản phẩm mang thương hiệu, các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực địa phương trong thực hiện các cam kết theo quy định để giữ vững uy tín của thương hiệu./.

 

 

Lê Hồng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline